18 năm 'nuốt’ hàng tỷ tấn trầm tích, chuyện gì đang xảy ra với đập Tam Hiệp Trung Quốc?
Siêu đập này mang tới nhiều lợi ích to lớn cho đất nước và người dân nhưng cũng tiềm ẩn một vài nguy cơ đáng lo ngại.
Đập Tam Hiệp, tọa lạc trên sông Dương Tử, là công trình thủy điện  lớn nhất thế giới từng được xây dựng.
Tổng dung lượng nước trữ của hồ chứa Tam Hiệp là 39,3 tỷ m3. Con đập này được làm từ bê tông và thép, chiều dài lên tới 2.355m. Đáng chú ý, đỉnh đập cao 185m so với mực nước biển và thành đập cao 181m so với nền đá. Toàn bộ hệ thống siêu đập có 32 máy phát điện, mỗi máy nặng 6.000 tấn, công suất 22,5 gigawatt.
Theo Visual capitalist, Trung Quốc  đã mất hơn 32 tỷ USD, tương đương hơn 812 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá hiện tại) để xây dựng con đập này. Nó được sử dụng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt và cải thiện giao thông.
Tuy nhiên, công trình này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho con người và phía Trung Quốc cần có biện pháp giải quyết.
Ví dụ, sức nặng khổng lồ của lượng nước phía sau đập Tam Hiệp một phần đã làm xói mòn bờ sông Dương Tử.
Vấn đề cần đặc biệt chú ý
Tuy nhiên, trầm tích là vấn đề “cấp bách” và cần đặc biệt chú ý.
Theo Truyền thông Trung Quốc, trong 18 năm kể từ khi đập Tam Hiệp được xây dựng (từ năm 2006), con đập này đã tích tụ 1,8 tỷ tấn trầm tích. Quan trọng, quá trình này vẫn đang tăng với tốc độ 100 triệu tấn trầm tích bồi lắng/năm.
Kể từ khi vận hành, tốc độ giảm tải lượng trầm tích của sông Dương Tử ngày càng không hiệu quả. Trong giai đoạn những năm 2003-2005, 64% trầm tích đi vào hồ chứa Tam Hiệp đã bị giữ lại. Hay nhiều năm về sau, hơn 80% trầm tích đổ vào hồ chứa này tiếp tục bị kẹt.
Điều quan trọng, theo nghiên cứu năm 2024 của Giáo sư. Bas Van Maren và Giáo sư Shilun Yang - được đăng trên ResearchGate - đã chỉ ra, sau khi đập Tam Hiệp đi vào vận hành, sông Dương Tử chỉ giải phóng được đất sét và bùn rất mịn ra khỏi con đập. Trong khi đó, các loại trầm tích to và thô chỉ được giải phóng khỏi đập khi đội ngũ phụ trách cho xả lũ lớn.
Sự tích tụ trầm tích do lượng nước lớn gây ra có thể ảnh hưởng đến khu vực Trùng Khánh gần đó nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian nhất định. Và mối nguy hiểm tiểm ẩn không phải nhỏ.
Theo dự đoán của Giáo sư, Kỹ sư thủy lực nổi tiếng Hoàng Vạn Lý, đập Tam Hiệp có thể khiến các cảng của Trùng Khánh bị tắc nghẽn bởi phù sa và sỏi trong vòng một thập kỷ. Thậm chí, lượng phù sa nặng nề của sông Dương Tử và lớp sỏi dịch chuyển của nó sẽ cản trở chính các tuabin của đập Tam Hiệp, kéo theo là lũ lụt, từ đó ảnh hưởng tới kinh tế và đời sống của người dân.
Vì vậy, Trung Quốc cần chú ý và giải quyết vấn đề của con đập này để tránh gây ra những hậu quả không đáng có.
Tổng hợp