2 trong 3 nhà mạng lớn đã đấu giá thành công băng tần 5G

18-04-2024 19:56|Mai Chi

Chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G rất lớn.

Trong tháng 3/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trúng đấu giá khối băng tần B1 (2.500 - 2.600 MHz), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700 - 3.800MHz).

Phiên đấu giá khối băng tần C3 (3.800 - 3.900 MHz) ngày 14/3 bất thành do số lượng doanh nghiệp tham gia đấu giá không đáp ứng quy định tối thiểu. Khối băng tần B1, C2 và C3 là các phân đoạn tần số quan trọng trong lĩnh vực viễn thông và có vai trò riêng biệt trong sự phát triển của mạng 5G.

Đại diện Viettel cho biết, B1 là băng tần hiệu quả để triển khai đồng thời cả mạng di động 4G và 5G. Đây cũng là băng tần tối ưu được vùng phủ với bán kính gấp 1,3 lần so với băng tần band C (3.500 MHz). Hiện tại, các thiết bị 5G do Viettel nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng để chạy triển khai trên băng tần B1.

Đại diện VNPT cho hay, băng tần C2 cho phép Tập đoàn có nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý nhất và đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G tốc độ cao nhất tại Việt Nam. Để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng thầu băng tần C3 trong lần đấu giá lại sắp tới (băng tần C2 và C3 cung cấp một sự cân bằng tốt giữa tốc độ truyền dẫn dữ liệu và khả năng phủ sóng). Nhà mạng này còn sở hữu dải băng tần 1.800 MHz, một lợi thế trong việc thúc đẩy mạng 5G, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G.

Một nhà mạng lớn của Việt Nam chưa có băng tần 5G
MobiFone đã triển khai thử nghiệm 5G

>> Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPT

Việt Nam hiện có 10 mạng viễn thông di động, trong đó 5 doanh nghiệp sở hữu hạ tầng và băng tần, còn 5 đơn vị hoạt động theo mô hình mạng di động ảo (MVNO) - hình thức mua buôn (mua sỉ) lưu lượng từ đơn vị có hạ tầng và bán lẻ cho người dùng. Tuy nhiên, chỉ có ba nhà mạng lớn đang chiếm lĩnh thị phần là Viettel, VinaPhone và MobiFone.

Như vậy, trong 3 nhà mạng lớn chỉ có MobiFone chưa sở hữu băng tần dành cho mạng 5G thông qua hình thức đấu giá (mỗi doanh nghiệp chỉ được phép trúng tối đa 1 khối băng tần), nhưng trước đó MobiFone đã triển khai thử nghiệm 5G ở TP.HCM, Huế, Nha Trang, Phú Quốc... Quá trình thử nghiệm đã cung cấp những cơ sở dữ liệu ban đầu để nhà mạng đánh giá và xây dựng các phương án mở rộng mạng lưới trong tương lai.

Chi phí đầu tư ban đầu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng 5G rất lớn, trong khi thời gian thu hồi vốn lâu. Theo phân tích của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, một nhà mạng muốn phát triển bền vững thì mỗi năm phải đầu tư 15 - 20% doanh thu cho mạng lưới.

Không chỉ thế, việc chuyển đổi từ công nghệ trước đây sang 5G yêu cầu một lực lượng lao động có kỹ năng cao, sẵn sàng học hỏi và thích nghi với những công nghệ mới. Điều này đòi hỏi sự đầu tư không chỉ về mặt tài chính mà còn cả về giáo dục và đào tạo nhân lực từ các doanh nghiệp, để tạo ra một thế hệ mới có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong kỷ nguyên số.

>> VNPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục hơn 59.000 tỷ đồng, chuẩn bị triển khai thương mại hóa 5G

Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPT

VNPT đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục hơn 59.000 tỷ đồng, chuẩn bị triển khai thương mại hóa 5G

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/2-trong-3-nha-mang-lon-da-dau-gia-thanh-cong-bang-tan-5g-231302.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    2 trong 3 nhà mạng lớn đã đấu giá thành công băng tần 5G
    POWERED BY ONECMS & INTECH