Nhà khí hậu học người Nga Alexei Kokorin ngày 2/7 cho rằng, theo kịch bản biến đổi khí hậu xấu nhất, gần 3 tỷ người - tương đương khoảng 30% dân số thế giới - sẽ phải di cư vì vấn đề khí hậu vào cuối thế kỷ này.
Người dân chờ nhận lương thực cứu trợ tại Kivu, CHDC Congo. |
Còn trong kịch bản tốt nhất, ông Kokorin cho hay sẽ có 10% người phải di cư vì lí do tương tự.
Chuyên gia Kokorin cho rằng, nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mức trung hòa carbon sẽ giúp tránh được kịch bản tiêu cực. Nhưng ngay cả khi các sự kiện diễn ra thuận lợi, một phần dân số thế giới sẽ buộc phải di cư do thiếu nước sạch.
Trung hòa carbon là một trong những điều kiện để thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Mỹ và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) dự định đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, với Nga và Trung Quốc là vào năm 2060, còn Ấn Độ là vào năm 2070.
Ông Kokorin cũng cho rằng người Nga về hưu bắt đầu tính đến biến đổi khí hậu khi chọn nơi sinh sống. Ông chỉ ra những khu vực của Nga hiện nổi tiếng là có cuộc sống thân thiện với khí hậu. Một ví dụ minh họa là những người từ Chukotka trước đây từng cố gắng đến vùng Krasnodar khi họ nghỉ hưu.
Trong những năm gần đây, họ lại đến các tỉnh Omsk và Novosibirsk khi Krasnodar giớ đây quá nóng đối với họ. Điều đó cho thấy con người đã điều chỉnh nơi cư trú của họ vì khí hậu.
Theo ông Kokorin, nhiệt độ mùa Hè ở Krasnodar có thể tăng lên trên 40°C, mức có hại cho những người lớn tuổi đã sống ở miền Bắc trong nhiều năm.
Hồi tháng Sáu, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc đã dự báo rằng trong vòng 5 năm, nhiệt độ toàn cầu có thể đạt mức cao kỷ lục. Điều này là do hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và sự thay đổi pha của các dòng hải lưu từ La Niña sang El Niño.
Nội bộ của ông Trump chia rẽ về chính sách nhập cư 
Giá cà phê năm 2025: Một cơn bão đang hình thành hay một nền tảng ổn định?