5 kiểu tư duy khiến cuộc đời xuống dốc không phanh, tưởng xa lạ nhưng ai cũng mắc ít nhất một lần
Vì sao người nghèo chăm chỉ làm việc mà vẫn nghèo, còn người giàu lại càng giàu hơn? Suy cho cùng, sự khác biệt chính là ở tư duy.
Trong đời, hẳn có không dưới 1 lần ta tự hỏi, vì sao mình đã cố gắng hết sức mà vẫn không thể giàu lên được? Rất có thể, câu trả lời nằm ở tư duy làm giàu của ta. Nhiều chuyên gia tài chính đã nhận định, điều khác biệt lớn giữa người nghèo và người giàu chính là tư duy. Nếu còn cố hữu giữ 5 tư duy này, chẳng trách ta không thể giàu có:
Tư duy 1: Đánh đổi thời gian lấy tiền bạc
Ngoài chợ, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hai người đứng mặc cả mớ rau với nhau hết nửa buổi. 1-2 đồng bạc đó đáng giá bằng nửa ngày trời của bạn sao? Bạn cần hiểu: Thời gian của con người là vô giá! Tuy nhiên, nhận thức được giá trị của thời gian không phải là một công việc đơn giản.
Mặc cả với nhau hết nửa ngày chỉ để được rẻ hơn vài đồng. Phải đi công chuyện nhưng lại đứng tán gẫu với người quen. Xếp hàng dài chờ khuyến mãi trong siêu thị. Khi làm những điều này, chúng ta đang sử dụng thời gian quý báu của mình để đổi lấy chút lợi ích. Đây là tư duy điển hình của người không thể giàu lên. Họ chẳng bao giờ cảm thấy thời gian của mình quý giá, mà chỉ than phiền rằng tại sao mình lại nghèo dù làm việc rất chăm chỉ.
Người giàu đang làm gì khi người bình thường lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa? Họ học hỏi kiến thức, xây dựng các mối quan hệ, tích góp vốn và mở đường cho thành công trong tương lai. Tiền hết có thể kiếm lại, nhưng thời gian đã trôi qua thì không còn cách nào cứu vãn. Thời gian đáng giá ngàn vàng, vậy nên đừng lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa hoặc ít đem lại lợi ích gì.
Tư duy 2: Xem nhẹ mục tiêu cá nhân
Một món đồ có đủ 3 kích cỡ lớn, vừa và nhỏ (với giá gốc lần lượt là 300.000 đồng, 250.000 đồng và 200.000 đồng), hiện được giảm đồng giá còn 150.000 đồng. Theo kinh nghiệm của nhân viên bán hàng, người bình thường thường có xu hướng mua loại lớn để tiết kiệm tiền, còn người giàu thường mua loại phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đây chính là một loại tư duy sai lầm. Người thiếu thốn thường quá tập trung vào việc tìm kiếm lợi ích mà bỏ qua những giá trị khác quan trọng hơn, chẳng hạn như mục tiêu của bản thân.
Một cặp vợ chồng muốn mua nhà nhưng không có đủ tiền đặt cọc. Người chồng khuyên nên đợi thêm một thời gian để tích cóp, nhưng người vợ lại muốn mua ngay lập tức. Tranh luận hồi lâu, người chồng đành chiều ý vợ mình. Cả hai chạy đi vay mượn khắp nơi để đủ tiền.
Ngay từ đầu, đôi vợ chồng này đã vướng phải lỗi tư duy. Vấn đề chẳng phải họ có đủ tiền hay không, quan trọng là việc mua nhà có thật sự cần thiết hay không. Tư duy của người nghèo được xác định bởi việc họ có làm được hay không, trong khi tư duy của người giàu là đề cao tính mục tiêu của hành động.
Khi mua nhà, người không có tiền thường nghĩ đến vấn đề: Phải đặt cọc trước bao nhiêu? Liệu thu nhập hàng tháng có đủ để trả tiền vay? Có nên mua nhà không? Mua loại nào thì phù hợp?Ngược lại, khi mua nhà, người giàu trước tiên sẽ hỏi: Mình có thật sự cần mua nhà không? Muốn mua một căn nhà như thế nào? Sau đó, họ mới bắt đầu triển khai kế hoạch.
Nếu mục tiêu đủ hợp lý, chúng ta sẽ không thể viện lý do "không đủ nguồn lực" để không làm.
Tư duy 3: Luôn suy nghĩ theo hướng tiêu cực
Giả sử có một ngọn núi phía trước mặt, điều đầu tiên mà những người có "tư duy nghèo nàn" sẽ nghĩ là "mình không thể leo lên ngọn núi này". Vừa được giao nhiệm vụ liên hệ với đối tác, họ đã nghĩ đến việc thất bại, bị xem thường, vậy sao có thể tạo ảnh hưởng gì đến đối tác?
Một khi bị chi phối suy bởi các suy nghĩ tiêu cực này, bạn sẽ bước hoàn toàn vào trạng thái "tư duy nghèo nàn". Chỉ cần gặp khó khăn, "tư duy nghèo nàn" sẽ khiến bạn nghĩ mình không thể làm được và bỏ cuộc.
Người có "tư duy nghèo nàn" chưa chắc đã không có tiền, hoặc không có khả năng kiếm tiền. Thực chất, họ đang phủ nhận khả năng kiếm tiền và thành công của chính mình. Ngược lại, người giàu khi gặp bất cứ vấn đề gì đều tin rằng mình sẽ làm được, đồng thời nghĩ đến cách giải quyết vấn đề, rồi huy động mọi nguồn lực xung quanh để thực hiện điều này.
Tư duy 4: An phận và không chấp nhận rủi ro
Nhiều người nghĩ rằng mọi việc ổn định sẽ bình yên. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là an toàn. Đau ốm, tai nạn, mất việc,… luôn xảy ra bất ngờ, có thể huỷ hoại cuộc đời mỗi chúng ta. Nếu bạn không chuẩn bị tiền bạc, tinh thần thì chẳng có gì gọi là an toàn.
Nhiều người luôn đưa ra những lựa chọn dựa trên nỗi sợ hãi, luôn tìm kiếm những điều sai trái trong mọi tình huống hoặc những sai sót có thể xảy ra. Thay vì tìm cách kiểm soát, vượt qua thì họ suy nghĩ quá nhiều về các trở ngại, từ đó mất tự tin và không chấp nhận rủi ro.
Tư duy 5: Nghĩ rằng giàu có là may mắn
Thay vì tự huyễn hoặc bản thân mình không xứng đáng, hãy tự hỏi bản thân: Tại sao người giàu có lại không phải là tôi?
Nếu như ta vẫn nghĩ rằng giàu sang là thứ nằm ngoài tầm với, chỉ may mắn mới có được, thì ta sẽ chẳng bao giờ làm giàu. Những người ở tầng lớp trung lưu không thể giàu hơn, cơ bản vì họ đã áp đặt suy nghĩ đó và tự cản bước mình. Nhiều người luôn tự nhủ rằng, tôi là ai mà có thể giàu có cơ chứ?
Triệu phú Steven Siebold thì không nghĩ vậy, ông cho rằng ai cũng có quyền và xứng đáng được hưởng sự giàu có. Ông từng nói: "Thay vì tự huyễn hoặc bản thân mình không xứng đáng, hãy tự hỏi bản thân: Tại sao người giàu có lại không phải là tôi? Lối suy nghĩ này mới là cách các triệu phú, tỷ phú tư duy".