Ai đã mua lại hơn 300 triệu cổ phiếu VIB với giá trị 5.400 tỷ đồng từ tay khối ngoại?
Khối ngoại đang liên tiếp bán ròng cổ phiếu VIB.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 29/10 ghi nhận sự hồi phục nhẹ khi chỉ số VN-Index tăng 0,56%, đóng cửa ở mức 1.261,78 điểm. Thanh khoản cải thiện đáng kể khi tổng giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 19.973,8 tỷ đồng, tăng hơn 62% so với phiên liền trước.
Đáng chú ý, phiên giao dịch này còn chứng kiến khối ngoại bán mạnh cổ phiếu VIB , tạo nên những biến động đáng kể trên thị trường.
Trong phiên, có tới 18 lệnh thỏa thuận bán 300 triệu cổ phiếu VIB với tổng giá trị 5.401 tỷ đồng, góp phần đẩy giá trị giao dịch thỏa thuận toàn phiên lên 7.265 tỷ đồng, tăng 242% so với phiên cuối tuần trước và chiếm 36,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.
Theo dữ liệu, các lệnh bán này chủ yếu từ phía nhà đầu tư nước ngoài và được các nhóm nhà đầu tư trong nước mua vào mạnh. Nhóm nhà đầu tư cá nhân dẫn đầu với giá trị mua ròng 3.213 tỷ đồng, trong khi các tổ chức trong nước mua ròng 2.187 tỷ đồng và khối tự doanh đạt 513 tỷ đồng.
Top giao dịch thỏa thuận ngày 29/10, nguồn: |
>> Khối ngoại tung 18 lệnh bán thỏa thuận 300 triệu một cổ phiếu ngân hàng, giá trị 5.400 tỷ đồng 
Không chỉ trong phiên ngày 29/10, ngày 24/9 vừa qua thị trường cũng ghi nhận giao dịch lớn khi khối ngoại bán hơn 148 triệu cổ phiếu VIB với giá trị 2.664 tỷ đồng. Các nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục là lực mua chính với 1.611 tỷ đồng, trong khi các tổ chức mua 261 tỷ đồng và nhóm tự doanh mua 792 tỷ đồng.
Động thái thoái vốn liên tục của khối ngoại tại VIB bắt nguồn từ quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 6, trong đó thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 20,5% xuống 4,99%, chính thức áp dụng từ ngày 1/7/2024. Điều này buộc các nhà đầu tư ngoại phải bán ra hơn 300 triệu cổ phiếu để đưa tỷ lệ sở hữu về mức tối đa cho phép.
Việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài là một phần trong chiến lược tái cơ cấu cổ đông của VIB nhằm quản lý vốn hiệu quả và duy trì sự ổn định bền vững. Theo quy định hiện hành, khối ngoại chỉ được phép bán ra để đưa tỷ lệ sở hữu về đúng mức 4,99%, trừ các trường hợp đặc biệt như nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tham gia vào các đợt phát hành thêm của ngân hàng.
Với những diễn biến này, VIB đang trong quá trình tái cấu trúc cổ đông để củng cố nội lực phát triển trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều biến động.
>> Lộ diện nhân tố mới 'góp mặt' trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn tại VIB 
Bí ẩn Unicap, doanh nghiệp vốn điều lệ 100 tỷ đồng vừa chi 1.200 tỷ mua cổ phiếu VIB 
Lộ diện nhân tố mới 'góp mặt' trong danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn tại VIB