Kiến thức

Bài test rối loạn lo âu tại nhà chính xác

An Yên 09/12/2024 - 19:48

Bài test thông qua 7 câu hỏi đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà để kiểm tra nguy cơ rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu lan tỏa được xếp vào nhóm rối loạn liên quan stress với đặc tính là những mối lo lắng dai dẳng, tản mạn.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Thị Lan (Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai), rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những rối loạn phổ biến gặp ở chăm sóc sức khỏe ban đầu và trong các đơn vị khám cấp cứu. Tỷ lệ mắc cả đời rối loạn này ở các nước phát triển chiếm khoảng 5% dân số, ở các nước đang phát triển là 1,5-3% dân số.

Những người nghi ngờ mình bị tình trạng trên có thể áp dụng một số hình thức kiểm tra như:

- Trắc nghiệm tâm lý đánh giá lo âu, stress, nhân cách, giấc ngủ: GAD-7, thang đánh giá lo âu Zung, DASS, PSQI, MMPI, EPI...

- Các đánh giá cấu trúc, chức năng não bộ: Chụp cộng hưởng từ não bộ, cắt lớp vi tính não bộ, điện não, lưu huyết não.

- Xét nghiệm máu, dịch cơ thể.

Dưới đây là 2 bài test đơn giản giúp kiểm tra và đánh giá chính xác mức độ lo âu:

1. Bài test rối loạn lo âu tổng quát 7 mục (GAD-7)

Bài test do các chuyên gia người Mỹ Robert L.Spitzer, Jannet BW Williams, Kurt Kroenke và các cộng sự phát triển. Các câu hỏi được đánh giá ngắn gọn, đơn giản, tính chính xác cao.

Trong 2 tuần qua, mức độ thường xuyên của các vấn đề mà bạn gặp phải như thế nào?Không cóThỉnh thoảngThường xuyênLuôn luôn
1. Bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, căng thẳng0123
2. Bạn không thể ngừng lo lắng, căng thẳng hoặc không thể kiểm soát được sự lo lắng0123
3. Bạn cảm thấy lo lắng quá mức về nhiều vấn đề0123
4. Bạn thấy khó thư giãn0123
5. Bạn bồn chồn đến mức không thể ngồi yên0123
6. Bạn cảm thấy khó chịu hoặc cáu kỉnh0123
7. Bạn cảm thấy sợ hãi, có cảm giác như một điều gì đó khủng khiếp sắp xảy ra0123

Sau khi thực hiện bài test, bạn tiến hành cộng điểm cho từng câu hỏi và đối chiếu với kết quả dưới đây:

Từ 0 - 4 điểm: Lo lắng tối thiểu, không có biểu hiện rối loạn lo âu
Từ 5 - 9 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ nhẹ
Từ 10 - 14 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu mức độ vừa phải
Từ 15 điểm trở lên: Bạn rối loạn lo âu nghiêm trọng.

2. Bài test rối loạn lo âu tổng quát 2 mục GAD-2

Thang đo rối loạn lo âu tổng quát GAD-2 là bản rút gọn của GAD-7, chỉ sử dụng 2 câu hỏi đầu tiên trong GAD-7. Đây là công cụ hiệu quả để sàng lọc rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và rối loạn xã hội. Độ nhạy của GAD trong sàng lọc rối loạn lo âu tổng quát là 86%.

Bài test gồm 2 câu hỏi sau:

1. Trong 2 tuần qua, mức độ thường xuyên của cảm giác lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng ở bạn như thế nào?

0 điểm - Không có cảm giác gì
1 điểm - Nhiều ngày
2 điểm - Hơn một nửa số ngày
3 điểm - Gần như mỗi ngày trong 2 tuần qua đều lo lắng, bồn chồn hoặc căng thẳng.

2. Trong 2 tuần qua, bạn không thể ngừng hoặc không thể kiểm soát sự lo lắng của bạn thân.

0 điểm - Không có
1 điểm - Nhiều ngày
2 điểm - Hơn một nửa số ngày
3 điểm - Gần như mỗi ngày đều không thể ngừng lo lắng hoặc không thể kiểm soát sự lo âu, căng thẳng.

Sau khi hoàn thành bài test, bạn tiến hành cộng tổng số điểm của tất cả các câu hỏi. Kết quả như sau:

Dưới 3 điểm: Bạn không có vấn đề bất thường
Trên 3 điểm: Bạn có biểu hiện rối loạn lo âu, cần được đánh giá thêm.

>>Nghiên cứu mới: Thiền hiệu quả, an toàn hơn thuốc chống trầm cảm

Mắc rối loạn lo âu, trở thành ông chủ khởi nghiệp triệu USD sau khi bỏ học

Giới trẻ nước 'sát vách' Việt Nam bất ngờ 'rao bán' sếp tồi, việc tệ để giải tỏa stress

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/bai-test-roi-loan-lo-au-tai-nha-chinh-xac-2349294.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bài test rối loạn lo âu tại nhà chính xác
    POWERED BY ONECMS & INTECH