Bí ẩn 3 doanh nghiệp tăng vốn thần tốc để “ôm” 120 triệu cổ phiếu PGB (PG Bank)

13-07-2023 16:09|Hồ Nga

Petrolimex thoái vốn, PG Bank (PGB) đón nhiều cổ đông lớn mới, và tiếp tục có rất nhiều giao dịch đột biến trong thời gian qua.

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank - mã chứng khoán PGB) có lẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong nhóm ngân hàng mấy tháng qua. Đặc biệt là phiên 11/7 khi hơn 155,7 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 51% vốn điều lệ được trao trao tay, tổng giá trị thương vụ xấp xỉ 3.275 tỷ đồng.

Đây có thể là cú chốt cuối sau game thoái vốn tại PG Bank của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hồi tháng 4/2023.

Bí ấn 3 doanh nghiệp tăng vốn thần tốc để ôm 120 triệu cổ phiếu PGB

Ngày 7/4/2023 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) tổ chức đấu giá 120 triệu cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Việt Nam. Giá khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu PGB mà Petrolimex chào bán chiếm 40% vốn điều lệ của PG Bank.

Có 16 nhà đầu tư đăng ký mua, kết quả, có 4 nhà đầu tư trong nước (3 tổ chức và 1 cá nhân) trúng đấu giá với giá đấu thành công bình quân 21.400 đồng/cổ phiếu, Petrolimex thu về 2.568 tỷ đồng. Game thoái vốn bắt đầu khi không lâu sau đó PG Bank đón nhận 3 cổ đông lớn mới - là những cái tên xa lạ với ngành ngân hàng.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển thương mại Gia Linh (mới mua 39,29 triệu cổ phiếu - tỷ lệ 13,1%); Công ty TNHH Thương mại Vũ Anh Đức (mới mua hơn 40 triệu cổ phiếu - tỷ lệ 13,36%) và CTCP Quốc tế Cường Phát (mới mua 40,62 triệu cổ phiếu - tỷ lệ 13,54%). Tổng 3 pháp nhân này thông báo mua xấp xỉ 120 triệu cổ phiếu PGB trong dịp này. Trước giao dịch nhóm này không sở hữu cổ phiếu PGB nào.

Ba cổ đông lớn cùng xuất hiện khiến giới quan tâm xây nên những kịch bản. Kịch bản được nhiều người tin nhất là một game thoái vốn, mà chủ nhân thực sự phía sau chưa xuất hiện. Nhìn lại, 3 pháp nhân này có điểm chung lớn nhất là đều tiến hành tăng vốn thần tốc ngay trước khi thực hiện thương vụ ôm cổ phiếu PGB này.

CTCP Quốc tế Cường Phát thành lập tháng 2/2015, vốn điều lệ ban đầu 8 tỷ đồng, do ông Nguyễn Văn Mạnh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Cường Phát có 4 cổ đông sáng lập, trong đó ông Nguyễn Văn Mạnh (thôn Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) góp 50% vốn; ông Nguyễn Trường Sơn góp 25% vốn; ông Nguyễn Bá Thao và ông Nguyễn Văn Túc góp 12,5% vốn.

Từ 2015 đến 2022 vốn điều lệ Cường Phát biến động không nhiều, thậm chí có lúc giảm vốn do 2 cổ đông sáng lập rút lui (năm 2017). Tính đến trước lần tăng vốn cuối cùng vào năm 2023 này, vốn điều lệ Cường Phát đang ở mức 10 tỷ đồng.

Ngày 20/4 vừa qua, thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh cho thấy Cường Phát đã hoàn tất quá trình tăng vốn “khủng” từ 10 tỷ đồng ban đầu lên 882 tỷ đồng, tương ứng gấp hơn 88 lần. Công ty vẫn do ông Nguyễn Văn Mạnh là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Ông Mạnh được biết đến với tư cách đồng sáng lập một doanh nghiệp cùng vợ chồng ông Nguyễn Toàn Thắng (em trai ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Tập đoan TC Group).

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và phát triển thương mại Gia Linh thành lập tháng 10/2010 do bà Dương Thị Hoài Thu là người đại diện theo pháp luật. Trước thời điểm tăng vốn cuối cùng, Công ty Gia Linh có vốn điều lệ 8 tỷ đồng, do bà Phạm Thị Phương (góp 7,2 tỷ đồng, sở hữu 90%) và ông Võ Trọng Phú (góp 800 triệu và sở hữu 10%). Công ty do bà Phạm Thị Phương (sinh 1990) làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Tháng 4/2023 Gia Linh cũng bất ngờ tăng vốn khủng, từ 8 tỷ đồng lên 853 tỷ đồng, tương ứng gấp khoảng 106 lần vốn điều lệ ban đầu. Ở Gia Linh, khi tiến hành tăng vốn, số vốn góp của 2 thành viên cũ giữ nguyên. Nhân tố mới xuất hiện là ông Nguyễn Tiến Dũng, góp thêm 845 tỷ đồng, sở hữu 99,07% vốn điều lệ mới.

Bí ẩn 3 doanh nghiệp tăng vốn thần tốc để “ôm” 120 triệu cổ phiếu PGB (PG Bank)

Công ty TNHH Thương mại Vũ Anh Đức thành lập tháng 6/2010 do ông Vũ Văn Nhuân làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật. Năm 2022 công ty thay đổi, người đại diện theo pháp luật mới là ông Nguyễn Văn Đạt, sinh năm 1985.

Tháng 4/2023 Công ty Vũ Anh Đức thực hiện tăng vốn khủng, từ 40 tỷ đồng trước đó lên 900 tỷ đồng, tương ứng gấp 22,5 lần vốn điều lệ ban đầu. Công ty vẫn do ông Nguyễn Văn Đạt là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.

Cả 3 pháp nhân bất ngờ tăng vốn thần tốc ngay trong giai đoạn Petrolimex thoái vốn tại PG Bank. Đồng thời 3 pháp nhân này chi xấp xỉ 2.600 tỷ đồng để ôm 40% vốn cổ phần của 1 ngân hàng như PGB đã khiến nhiều bên đặt câu hỏi. Đáng chú ý, con số 2.600 tỷ đồng đã gần bằng tổng vốn điều lệ của cả 3 doanh nghiệp trên sau khi tăng.

Rất nhiều đồn đoán về những cái tên đứng sau cuộc thâu tóm này. Nhiều nhất vẫn là các bên cho rằng Thành Công Group đứng sau thương vụ này.

Bóng dáng Thành Công Group (TC group) tại PG Bank

Rất nhiều đồn đoán sau thương vụ thoái vốn của Petrolimex tại PG Bank, đặc biệt, những suy đoán lớn nhất dồn về nhóm TC Group. Những đồn đoán hoàn toàn có căn cứ.

Đơn cử, công ty Thương mại Vũ Anh Đức do ông Vũ Văn Nhuân làm Chủ tịch HĐQT. Ông Nhuân cũng từng đang là Tổng Giám đốc CTCP Khu công nghiệp tổ hợp công nghệ Thành Công Việt Hưng - một doanh nghiệp thành lập tháng 8/2018 - là một trong những doanh nghiệp trong hệ sinh thái TC Group.

Tại Thành Công Việt Hưng, tháng 6/2022 ông Lê Quang Hải thay thế ông Nhuân ngồi vào ghế Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. đến tháng 2/2023 ông Lê Độ lại thay thế vị trí ông Lê Quang Hải.

Ông Lê Quang Hải – đây là một trong những doanh nhân có tiếng, giữ nhiều vị trí quan trọng trong hệ sinh thái Thành Công. Năm 2013 CTCP Huyndai Thành Công Việt Nam thành lập, ông Hải là một trong những cổ đông sáng lập của Huyndai Thành Công.

Bí ẩn 3 doanh nghiệp tăng vốn thần tốc để “ôm” 120 triệu cổ phiếu PGB (PG Bank)
(Cơ cấu cổ đông năm 2015)

Trong hệ sinh thái TC Group, CTCP Sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam thành lập năm 2016. Danh sách cổ đông sáng lập của CTCP Sản xuất ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam có 6 người, góp cổ phần nhiều nhất là bà Lê Như Hoa. Ngoài ra còn có những cái tên như Lê Thế Huynh, Nguyễn Hồng Hạnh, Phan Văn Tiến, Lê Hồng Nhung và Nguyễn Tiến Dũng.

STT
Tên cổ đông
Giá trị cổ phần
Tỷ lệ
1
Lê Như Hoa
264.000.000.000
20%
2
Nguyễn Hồng Hạnh
528.000.000.000
40%
3
Nguyễn Tiến Dũng
66.000.000.000
5%
4
Phan Văn Tiến
66.000.000.000
5%
5
Lê Hồng Nhung
330.000.000.000
25%
6
Lê Thế Huynh
66.000.000.000
5%
Tổng
1.320.000.000.000
100%

Cái tên Nguyễn Tiến Dũng cũng từng xuất hiện ở cổ đông lớn góp vốn vào tháng 4/2023 tại Gia Linh – một trong những doanh nghiệp mua cổ phần PGB tháng 4 vừa qua.

Game thoái vốn tại PGBank đã đến hồi kết?

Trong 3 tháng sau dịp Petrolimex thoái vốn, PG Bank đã có rất nhiều biến động. Biến động từ nhân sự cấp cao, và cả từ cơ cấu sở hữu.

Mọi đồn đoán về thế lực đứng sau game thoái vốn tại PG Bank lại dấy lên khi phiên ngày 11/9 vừa qua có hơn 155,7 triệu cổ phiếu PGB được trao tay theo phương thức thỏa thuận, tổng giá trị gần 3.275 tỷ đồng, tương ứng giá bán bình quân khoảng 21.035 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó trên thị trường cổ phiếu PGB cùng phiên đóng cửa ở mức tăng trần 27.900 đồng/cổ phiếu. Nền giá đóng của PGB mấy phiên trước đó cũng cao hơn giá thỏa thuận.

Nhiều giả thiết đặt ra xem cổ đông nào đã thoái vốn.

- Thứ nhất, nhóm giao dịch ngày 21-27/4: Không chỉ giao dịch thoái vốn 120 triệu cổ phiếu PGB của Petrolimex, mà sau đó vài tuần, từ 21 đến 27/4/2023 PGB có thêm 1 đợt giao dịch đột biến. Chỉ trong vòng 5 phiên, có hơn 87,4 triệu cổ phiếu PGB được giao dịch thỏa thuận, tương ứng hơn 29,1% vốn điều lệ PGBank. Đây cũng là 5 phiên liên tiếp cổ phiếu PGB tăng điểm. Giá bán thỏa thuận bình quân từ gần 27.900 đồng/cổ phiếu đến 28.600 đồng/cổ phiếu. Tuy vậy sau những phiên giao dịch này, chưa có cổ đông lớn nào báo cáo kết quả giao dịch.

- Thứ hai, phiên giao dịch ngày 11/7: Trường hợp cả 3 pháp nhân mới mua vào từ đợt Petrolimex thoái vốn tháng 4/2023 cùng bán ra. Lúc đó 3 pháp nhân này chi khoảng 2.568 tỷ đồng, mua vào với giá bình quân 21.400 đồng/cổ phiếu. Phiên ngày 11/7 có đến hơn 51% vốn điều lệ PGBank được trao tay. Nếu đặt giả thiết nhóm có mối liên quan ới TC Group bán ra ngoài, vậy tại sao chấp nhận "bán lỗ" trong khi thị giá PGB đang cao hơn? hay đây vẫn chỉ là hình thức trao tay giữa các nhóm, trong nội bộ? - giả thiết này có phần vững chắc nhất.

- Thứ 3, nhóm người nhà "sếp" Đinh Thành Nghiệp đăng ký bán 7,5 triệu cổ phiếu sau lần bán bất thành trước đó. Khả năng lớn lần này đã thành công trong cùng ngày 11/7.

Nhiều đồn đoán cho rằng cái kết của game thoái vốn này là sự hiện diện của TC Group.

Cả kho ô tô mới thế chấp vay PGBank, rủi ro tuồn bán xe ra không ai biết

Tân Tổng Giám đốc PGBank là ai?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bi-an-3-doanh-nghiep-tang-von-than-toc-de-om-120-trieu-co-phieu-pgb-pg-bank-192013.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Bí ẩn 3 doanh nghiệp tăng vốn thần tốc để “ôm” 120 triệu cổ phiếu PGB (PG Bank)
    POWERED BY ONECMS & INTECH