Cách sử dụng muối để bảo vệ trái tim mà không phải ai cũng biết
Việc sử dụng dư thừa muối góp phần tạo cơ hội cho nhiều nguy cơ bệnh tật đối với sức khỏe, điển hình là tăng huyết áp, và các biến chứng của bệnh lý tăng huyết áp.
Đọc nhãn thực phẩm
Hầu hết các thực phẩm đóng gói và chế biến đều chứa hàm lượng muối tiềm ẩn. Bạn có thể vô tình tiêu thụ một lượng lớn natri thông qua những thực phẩm này. Hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp cũng chứa nhiều natri. Do đó, hãy đọc nhãn cẩn thận và kiểm tra hàm lượng natri.
Giảm muối kết hợp sử dụng các thành phần tăng hương vị khác
Việc này sẽ làm món ăn giảm muối dễ dàng được chấp nhận hơn. Hiện nay trên thế giới, nhiều nghiên cứu và khuyến nghị đã xác nhận hiệu quả của một loại gia vị là bột ngọt trong việc giảm muối mà không làm giảm độ ngon của món ăn. Bột ngọt cũng có chứa natri, tuy nhiên, lượng natri trong bột ngọt rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn.
Với các bằng chứng khoa học, từ năm 2010, Ủy ban Chiến lược Giảm muối quốc gia Mỹ đã khuyến cáo có thể sử dụng bột ngọt như là một phương pháp hiệu quả giúp duy trì chế độ ăn giảm muối.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã hướng dẫn có thể sử dụng bột ngọt để thay thế một phần muối ăn giúp tăng vị ngon cho thực phẩm ít muối, giảm lượng muối ăn vào. Các nước khác như Braxin, Phần Lan, Pháp, Singpore, Đan Mạch, Hàn Quốc đều đã nghiên cứu và cho thấy bột ngọt có thể duy trì vị ngon cho thực phẩm giảm muối.
Sử dụng chất thay thế muối
Một số chất như kali clorua, canxi clorua, hoặc magie clorua có thể thay thế muối để giảm lượng natri. Hiện nay trên thị trường đã có 1 số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm gia vị/thực phẩm giảm muối bằng việc thay thế 1 phần natri, như Xốt dùng ngay Kho Quẹt sử dụng chất thay thế muối Kali clorua, hoặc giảm lượng muối trực tiếp trong công thức của sản phẩm như nước tương Phú Sĩ giảm muối của Ajinomoto.
Chủ động giảm muối trong chế biến và ăn uống
Các cách tiếp cận bao gồm giảm lượng muối trong gia vị, không đặt lọ muối hoặc gia vị mặn trên bàn ăn, và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối.
Bổ sung thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn
Kali có thể giúp chống lại tác động tiêu cực của natri. Nó cũng có thể giúp giảm huyết áp một cách tự nhiên. Một số thực phẩm giàu kali mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình bao gồm chuối, khoai tây, rau bina, dưa hấu và củ cải đường.
Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng lượng natri cao có liên quan đến huyết áp cao  và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và suy tim. Do đó, việc giảm lượng muối tổng thể có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nó cũng cực kỳ có lợi cho những người mắc bệnh tim từ trước.
Bạn nên tiêu thụ bao nhiêu muối
Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ khuyến nghị không quá 2.300 miligam natri (5 gam muối) mỗi ngày. Giới hạn natri lý tưởng cho những người bị huyết áp cao là 1.500 mg mỗi ngày.
Loại quả nhìn như con sâu nhưng tốt cho sức khỏe, phòng ung thư 
Phương pháp đi bộ giúp tăng cường sức khỏe, đốt cháy calo nhiều hơn