Cận cảnh trụ sở sản xuất kim cương lớn nhất thế giới vừa mới khai trương, chi phí xây dựng hơn 9.000 tỷ đồng
Tòa nhà này là trung tâm thương mại xuất nhập khẩu kim cương, cắt và đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới, ngoài ra còn là nơi bán lẻ kim cương và đồ trang sức.
Vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cắt băng khánh thành  tòa nhà Surat Diamond Bourse - tổ hợp tòa nhà văn phòng lớn nhất thế giới.
Theo đó, tòa nhà  Surat Diamond Bourse là sàn giao dịch kim cương nằm ở Gujarat, Ấn Độ. Khu phức hợp gồm 9 tòa nhà, mỗi tòa 16 tầng, có diện tích hơn 14ha. Các tòa nhà này được kết nối bằng một hành lang rộng 7m. Tòa nhà có 131 thang máy và là trung tâm buôn bán kim cương thứ hai của Ấn Độ.
Công trình được xây dựng từ năm 2015, chi phí 34 tỷ Rupee (hơn 9.000 tỷ đồng), có thể cung cấp chỗ làm việc cho hàng trăm công ty nhỏ. Đây là trung tâm thương mại xuất nhập khẩu kim cương, cắt và đánh bóng kim cương lớn nhất thế giới, ngoài ra còn là nơi bán lẻ kim cương và đồ trang sức.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh trung tâm giao dịch kim cương này thể hiện sức sống của ngành kim cương ở Surat và tinh thần kinh doanh của người dân quốc gia Nam Á này, kích thích hơn nữa sự phát triển của ngành kim cương Ấn Độ.
Được biết, thành phố Surat được mệnh danh là "Thủ phủ kim cương" của Ấn Độ. Đây là nơi chế tác 90% kim cương cung cấp cho thị trường thế giới.
Ngay từ năm 320-296 trước Công nguyên, từ kim cương đã xuất hiện trong sách cổ của Ấn Độ và Ấn Độ được cho là quốc gia đầu tiên phát hiện kim cương có thể được cắt và đánh bóng. Cho đến khi phát hiện ra các mỏ kim cương ở Brazil, Nam Phi vào năm 1726 và 1870, Ấn Độ vẫn là nước cung cấp kim cương hàng đầu trên thế giới.
>> Thừa Thiên Huế 'ráo riết' tìm chủ đầu tư cho dự án có sức chứa 1.000 căn biệt thự 
Cận cảnh hầm chui hơn 800 tỷ ở thành phố đông dân nhất Việt Nam trước ngày thông xe 
Cận cảnh 'đại bản doanh' Công ty cổ phần Triệu nụ cười lừa hàng chục tỷ đồng