Bất động sản

Cận cảnh tuyến cống ngầm với công nghệ đặc biệt lần đầu tiên áp dụng để 'giải cứu' dòng sông ô nhiễm nhất Thủ đô

Ngọc Trà 21/04/2024 - 08:31

Để "hồi sinh" dòng sông Tô Lịch, công nghệ đặc biệt bằng robot lần đầu tiên áp dụng trong đặt cống ngầm.

Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá nhằm hồi sinh các dòng sông đang ô nhiễm nghiêm trọng tại Hà Nội và được triển khai thi công từ năm 2019 và đã triển khai đồng loạt 4 gói thầu chính.

4 gói thầu bao gồm xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì; xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính; xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ và xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới.

Empty

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra hệ thống cống ngầm sông Tô Lịch. Ảnh: Viết Thành.

Trong đó gói thầu số 2 vô cùng quan trọng là hệ thống cống gom nước thải cho sông Tô Lịch do Công ty Tekken (Nhật Bản) thi công. Gói thầu này bắt đầu triển khai từ ngày 16/3/2020, đến nay đã đạt gần 100% tiến độ.

Với gói thầu này, nhà thầu sẽ thi công lắp đặt hệ thống cống ngầm chạy dọc sông Tô Lịch, điểm đầu từ ngã tư Hoàng Quốc Việt đến điểm cuối tại ngã ba sông Tô Lịch - sông Lừ thuộc địa phận quận Hoàng Mai.

Empty
Empty

Cống có thể đi lại thoải mái. Ảnh minh hoạ.

Hệ thống cống ngầm nằm ở độ sâu 6-19m bên dưới dòng chảy của sông Tô Lịch. Các đường ống có đường kính từ 600-2.200mm, người lớn có thể đi lại bên trong thoải mái. Ở phần đầu tuyến đường ống sẽ nhỏ nhất và lớn dần về cuối tuyến. Nguyên nhân càng về cuối tuyến lượng nước sẽ càng tăng.

>> Dự án BOT hầm đường bộ lớn thứ 2 Việt Nam của 'vua hầm' danh tiếng điều chỉnh giảm vốn hơn 7.200 tỷ

Nhà thầu sử dụng hệ thống cọc cừ bằng thép để ngăn chặn đất cát chảy xuống cũng như tạo đường để vận chuyển thiết bị. Đơn vị dùng phương pháp đào mở với một phần nhỏ của đoạn tuyến, còn lại áp dụng công nghệ mới là khoan kích ngầm bằng robot.

Với công nghệ khoan kích ngầm, ban đầu nhà thầu sẽ đào các giếng theo phương thẳng đứng, gia cố bằng cọc cừ, sau đó đưa robot xuống đáy giếng và khoan theo chiều ngang để kết nối các giếng với nhau.

tuyến cống ngầm sông tô lịch (2)
Empty

Nước thải được đổ về nhà máy xử lý nước Yên Xá. Ảnh minh hoạ.

Nhà thầu cho hay họ sử dụng vật liệu epoxy cho hệ thống cống kết hợp với lớp bê tông quay ly tâm ở cường độ cao. Điều này được lý giải giúp vận chuyển lượng nước lớn an toàn đồng thời chống thấm tốt.

Tại vị trí giếng ngầm, đơn vị cũng đã thiết kế đường lên xuống cống, phục vụ quá trình thi công. Ở giữa tuyến có một đường ống nối, dẫn nước về nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Nhiệm vụ của những chiếc cống ngầm này là gom toàn bộ nguồn nước thải về xử lý tại nhà máy Yên Xá, thay vì đổ thẳng ra sông Tô Lịch như hiện nay.

tuyến cống ngầm sông tô lịch (3)

Viễn cảnh sông Tô Lịch sau khi được "hồi sinh. Ảnh minh hoạ bởi AI.

Tại đây nước sẽ được xử lý với nhiều buớc như vi sinh, lắng bùn, khử trùng... theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Nước sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Ông Chong Jiun Yiat, Giám đốc dự án gói thầu số 2, cho biết công nghệ khoan kích ngầm lần đầu tiên áp dụng cho một dự án tại Hà Nội. Với gói thầu này, Tekken đã hoàn thành 100% hạng mục thi công đào mở và khoan kích ngầm, còn lại đạt 87% tiến độ thi công hố ga và 85% cho hạng mục lắp đặt các tuyến cống nhánh. Dự kiến, toàn bộ hạng mục của gói thầu này sẽ hoàn thiện trong năm nay, dự kiến đưa vào vận hành thử trong quý II/2024, đi vào hoạt động chính thức trong năm 2024.

>> Hơn 20 năm 'bất động', dự án nghìn tỷ tại huyện nghèo sắp lên quận của TP. HCM có tin mừng

Dự án xử lý nước thải 800 triệu USD chưa xong, đừng mong hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội lên phương án táo bạo 'hồi sinh' dòng sông 2.000 năm tuổi gây ô nhiễm thành phố

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/can-canh-tuyen-cong-ngam-voi-cong-nghe-dac-biet-lan-dau-tien-ap-dung-de-giai-cuu-dong-song-to-lich-d120910.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cận cảnh tuyến cống ngầm với công nghệ đặc biệt lần đầu tiên áp dụng để 'giải cứu' dòng sông ô nhiễm nhất Thủ đô
    POWERED BY ONECMS & INTECH