Cầu duy nhất ở Việt Nam có đường sắt chung đường bộ sắp bị thay thế, xuống cấp sau hơn 40 năm hoạt động
Dự kiến cầu mới thay thế cho cây cầu cũ đã hơn 40 năm tuổi sẽ hoàn thành trong năm 2025, đảm bảo cho lưu thông thông suốt trên tuyến Quốc lộ 37.
Cầu Cẩm Lý  bắc qua sông Lục Nam thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang được xây dựng cách đây hơn 40 năm. Đây là cây cầu duy nhất trên cả nước cho phép tàu hỏa và ô tô di chuyển trên cùng một mặt cầu. Hiện tại, cầu đã xuống cấp trong khi lưu lượng phương tiện qua lại ngày càng nhiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Cầu có tổng chiều dài 272m, gồm 4 nhịp dàn thép, mỗi nhịp dài hơn 64m và tải trọng 9 tấn/trục. Lòng cầu chỉ rộng 3,8m với làn đường dành cho xe máy và xe thô sơ hai bên.
Với thiết kế ban đầu chủ yếu phục vụ tàu hỏa , mặt cầu rất nhỏ, chỉ rộng khoảng hơn 1m và có một làn lưu thông dành cho xe máy, xe đạp. Chính vì vậy người tham gia giao thông qua cầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện.
Bên cạnh đó, mỗi cầu Cẩm Lý đón một lượng lớn xe tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, di chuyển về Lạng Sơn và Cao Bằng. Tuyến đường qua cây cầu này giúp các tài xế rút ngắn hàng chục km và tránh một số trạm thu phí. Điều này khiến cầu phải "gánh" nhiều xe quá tải, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
>> Cầu trăm tỷ nối Nam Định với tỉnh là cửa ngõ cực Nam miền Bắc hẹn ngày 'cán đích' 
Trước thực trạng này, đầu năm 2024, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng mới cầu Cẩm Lý với tổng vốn gần 800 tỷ đồng.
Cầu mới sẽ bắt đầu từ điểm giao với Quốc lộ 37 tại Km16+872, thuộc địa phận xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, và kết thúc tại Km20+139 (Km20+835 lý trình Quốc lộ 37) thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam. Tổng chiều dài dự án là hơn 3.200m, quy mô đường cấp III đồng bằngvới vận tốc thiết kế 80km/h. Dự án được chuẩn bị đầu tư từ năm 2023 và dự kiến hoàn thành cơ bản vào năm 2025.
Việc xây mới cầu Cẩm Lý sẽ giúp phương tiện đường bộ không phải chia sẻ đường với tàu hỏa, tăng cường khả năng kết nối, nâng cao năng lực khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải từ Bắc Giang và Hải Dương đến các địa phương vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng trong khu vực.
Ngôi làng cổ có 17 căn nhà đất độc đáo, nép mình dưới chân núi ở Bắc Giang 
Cầu dây văng 1.500 tỷ nối Bắc Giang - Hải Dương sắp thông xe kỹ thuật