Cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam sở hữu chiều dài hơn 1.500m: Là cung đường huyết mạch của vùng ĐBSCL
Cây cầu đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau.
Với thiết kế vô cùng độc đáo và trang trọng, cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền là một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu, chụp ảnh, quay phim lưu niệm và khám phá, trải nghiệm.
Cầu  Mỹ Thuận được khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng là một dấu mốc quan trọng trong việc phát triển giao thông đường bộ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo giao thông được thông suốt, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Cầu Mỹ Thuận nằm cách trung tâm của TP. HCM khoảng 120km. Cầu Mỹ Thuận là cầu dây văng và cầu bắc qua sông Mê Kông đầu tiên ở Việt Nam.
Chiều dài của cầu Mỹ Thuận 1.535m, chiều rộng 23.6m, gồm 4 làn xe dành cho các loại xe, được thiết kế theo hình rẻ quạt, chiều dài phần cầu chính là 650m, chia thành 3 nhịp, 2 nhịp bên mỗi nhịp dài 150m và nhịp giữa dài 350m. Cây cầu là thành quả hợp tác giữa Việt Nam và Úc.
Với sự đặc trưng về mặt thiết kế của cầu dây văng - cầu Mỹ Thuận, du khách mỗi khi dừng chân tham quan nét đặc trưng độc đáo, chụp ảnh, quay phim lưu niệm tại cầu Mỹ Thuận, hướng mắt về hai phía của dòng sông Tiền.
Từ trên cầu Mỹ Thuận, mỗi du khách, mỗi người dân đều có thể quan sát được toàn cảnh của quê hương Vĩnh Long thu nhỏ, từ nhà cửa, phương tiện giao thông, cây cối, những con sông uốn lượn đến cả những tòa nhà cao ở tận phía xa nhất là những dãy đồng bằng phía xa.
Cầu Mỹ Thuận đã tạo ra một tiền đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long nói riêng và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.
Cầu Mỹ Thuận ra đời cũng phá vỡ rào cản khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ. Cầu Mỹ Thuận đã và đang mang lại giá trị quan trọng về mặt giao thông và kinh tế cho các tỉnh phía Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
Công trình cầu Mỹ Thuận trên dòng sông Tiền đã tạo nên một điểm nhấn trong văn hóa kiến trúc và giá trị thẩm mỹ, qua đó đã thu hút rất nhiều lượt khách du lịch từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau đến tham quan, trải nhiệm.
Lịch sử hình thành cầu Mỹ Thuận
Trước khi có cầu Mỹ Thuận, người dân ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long vẫn nhớ “Ai đi Tiền Giang qua phà Mỹ Thuận…” để chỉ việc khó khăn khi đi lại bằng phà.
Những thập niên đầu thế kỷ 20, người Pháp từng tính toán xây dựng cả hai cây cầu nối liền đôi bờ Mỹ Thuận. Cầu thứ nhất dành cho xe lửa chạy tuyến Sài Gòn - Cà Mau, cầu thứ hai dành cho ô tô khi công lộ được mở mang nhanh chóng thay cho đường thủy.
Tuy nhiên, dù đã xây dựng được rất nhiều cầu đường, kể cả những cầu rất lớn như Doumer (Long Biên), Bình Lợi (Sài Gòn), Trường Tiền (Huế)..., người Pháp vẫn không kịp tạo lập cầu Mỹ Thuận như mong muốn.
Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn trở lại dự án cầu Mỹ Thuận. Tuy nhiên, dự án mới dừng lại ở nghiên cứu, dù đã làm việc với một số nhà thầu nước ngoài như Mỹ, Pháp và Nhật.
Năm 1961, dự án cầu Mỹ Thuận lại được tái khởi động với hi vọng có thể khởi công vào cuối năm 1965. Các phương án tạo lập cầu lại được đưa ra chọn lựa. Tuy nhiên, dự án vẫn bị dừng lại.
Năm 1997, cầu Mỹ Thuận chính thức được khởi công theo chương trình AusAid của Chính phủ Australia, với tổng nguồn vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% .
Tháng 5/2000, cầu dây văng Mỹ Thuận nối đôi bờ sông Tiền ở hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long chính thức được khánh thành.
>> Cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang chính thức lộ vốn đầu tư ‘khủng’