Cây cầu "hạt gạo" hơn 400 tỷ nối liền Hải Phòng và Hải Dương, tạo ra liên kết vùng rộng lớn
Cây cầu bắc qua sông Văn Úc có hình dáng độc đáo với trụ chính hình hạt gạo.
Vào ngày 16/5/2020 đã diễn ra lễ khởi công xây dựng của cầu Quang Thanh, một cây cầu vượt sông Văn Úc, nối liền huyện An Lão, TP Hải Phòng  và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương .
Dự án cầu Quang Thanh đã tiêu hơn 400 tỷ đồng, với một cấu trúc vĩnh cửu được xây dựng bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu dài 536 mét, rộng 12 mét, được thiết kế để chịu tải trọng tối đa theo tiêu chuẩn HL93, với khoảng cách lưu thông dưới lòng sông rộng 50 mét và chiều cao 9,5 mét.
Mục tiêu của dự án không chỉ là tạo ra một công trình vận chuyển mà còn làm cho cầu trở nên hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh. Điều này đã đòi hỏi Ban Quản lý dự án và Tư vấn thiết kế phải tìm ra giải pháp kiến trúc phù hợp với địa hình, chiều rộng của sông và tính kinh tế của công trình. Kết quả, cầu Quang Thanh được thiết kế dưới hình dạng dầm cáp hỗn hợp, với những trụ chính trên sông mang hình dạng đặc biệt giống hạt gạo.
TP Hải Phòng đã thể hiện rằng cầu Quang Thanh là một minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai địa phương, TP Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Đồng thời, nó đáp ứng một nhu cầu được chờ đợi từ lâu của cư dân khu vực.
Du khách tới huyện An Lão có thể đi thăm Khu di tích và danh thắng Núi Voi có giá trị nổi bật về khảo cổ học; văn hóa, lịch sử; thắng cảnh du lịch; tiềm năng về văn hóa ẩm thực và văn hóa dân gian. Bề dày lịch sử của Núi Voi được minh chứng qua công cụ đồ đá, đồng, sắt được khai quật trong hang động với nhiều dấu vết của cư dân thời Hùng Vương.
Về địa lý, địa chất học, vẫn còn sò, hến bám ở trong các hang, vách đá ở độ cao 5- 10 m. Đặc biệt, hệ thống hang động huyền bí, có sức cuốn hút.
Qua cầu Quang Thanh tới huyện Thanh Hà, Hải Dương, du khách có thể thăm những địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây một cách thuận tiện:
Chùa Hào
Chùa Hào Xá hay Chùa Hào, ở làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương; được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngôi chùa hiện nay, có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh.
Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả. Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993.
Lễ hội Đình Bầu
Hội Đình Bầu thuộc thôn Nhan Bầu là một vùng đất trù phú, có truyền thống hiếu học. Thời phong kiến thôn thường có nhiều người đỗ cử nhân, tú tài, làm quan hoặc mở trường dậy học, nhiều người có tài thơ văn, góp phần tạo nên một miền quê văn hiến. Trai gái thôn Bầu có tài ca hát các làn điệu dân ca như: trống quân, sa mạc, đò đưa, ca trù..., lại được rèn luyện trong các lễ hội nên ứng đối rất nhanh.
Thông thường những người tham gia hát đúm là thanh niên nam nữ, họ muốm tham gia hát đối đáp mà tìm hiểu nhau, thể hiện tâm tư tình cảm qua lời hát, nhưng khả năng sáng tác thường có hạn, vì thế mà mỗi bên hát cần những người xui- tương tự như cố vấn nghệ thuật. Những người này có tri thức văn hoá dân gian uyên thâm, thuộc nhiều thơ ca, từng tham dự nhiều hội hè đình đám, am hiểu nhiều luật tục, có kinh nghiệm sáng tác trong hát đối đáp kịp thời.
"Bảo tàng đá" Chùa Đồng Ngọ
Chùa Đồng Ngọ là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại thôn Cập Nhất, xã Tiền Tiến, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Chùa Đồng Ngọ là một trong hai ngôi chùa cổ nhất của Hải Dương. Quốc sư Khuông Việt đã xây dựng chùa này vào năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng. Với những ai lâu ngày không trở lại chùa, thì lần hội ngộ này sẽ thấy một chùa mới mẻ hơn nhưng vẫn cổ kính, bởi vì kiến trúc ngôi chùa phần nào đã được nhà sư Thích Thanh Thắng, chủ trì chùa chỉnh trang thêm, biến nơi đây thành bảo tàng đá độc đáo nhất huyện Thanh Hà.
Khu du lịch sinh thái sông Hương
Khu du lịch sinh thái sông Hương thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Tuyến sông Hương của Thanh Hà có tổng chiều dài 21,5km, đi qua địa phận 10 xã, thị trấn trên địa bàn và được đánh giá là trong sạch nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Sông chảy vào trong lòng huyện và gần như chia đôi huyện thành hai phần là Đông bắc và Tây nam. Từ đây, lại có hàng trăm kênh mương nhỏ nối sông Hương với sông mẹ Thái Bình và sông Rạng.
Hàng năm, mỗi khi nước về lại bồi đắp cho vùng ven sông Hương  một lượng phù sa màu mỡ, trên các bãi phù sa, người dân trồng các loại cây ăn quả như vải thiều, đu đủ, nhãn, na, ổi, bưởi, chuối… phủ xanh bạt ngàn. Ngoài ra, hệ thống sông, kênh, mương cũng tạo nên những thứ đặc sản sông nước như rươi, cáy, thủy sản sông Hương…