Bất động sản

Cây cầu vượt sông có trụ tháp cao bậc nhất, cọc khoan sâu nhất Việt Nam mở rộng cửa phát triển cho đôi bờ sông Hậu

An Khánh 10/04/2025 04:09

Sự xuất hiện của cây cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu, không chỉ giải quyết bài toán giao thông mà còn trở thành biểu tượng cho sự vươn mình mạnh mẽ của hạ tầng khu vực.

Cầu Vàm Cống được khởi công vào tháng 9/2013 và khánh thành vào tháng 5/2019. Công trình này nối liền đôi bờ sông Hậu giữa quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), thuộc Dự án Kết nối trung tâm Đồng bằng Mekong – một dự án trọng điểm sử dụng vốn ODA của Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Tổng vốn đầu tư cho cầu Vàm Cống là hơn 5.700 tỷ đồng.

Với tổng chiều dài 2,97km, trong đó phần cầu chính dài 870m, cầu Vàm Cống được thiết kế với 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, cho phép tốc độ thiết kế lên đến 80km/h, được thiết kế dạng dây văng hai mặt phẳng với hai trụ tháp cao 143,9m, vươn mình như hai cánh tay nối liền đôi bờ sông Hậu.

Cây cầu vượt sông trụ tháp cao bậc nhất, cọc khoan sâu nhất Việt Nam mở rộng cửa phát triển cho đôi bờ sông Hậu- Ảnh 1.
Ảnh: Internet

Điểm nổi bật của cầu là nhịp chính dài 450m, được xem là một trong những nhịp cầu dây văng lớn tại Việt Nam. Đặc biệt, cầu Vàm Cống sở hữu hệ thống cọc khoan nhồi với đường kính 2,5m và độ sâu kỷ lục 120m, lần đầu tiên xuất hiện trong ngành xây dựng cầu tại Việt Nam.

>> Quốc gia Nam Á ghi kỷ lục mới với siêu cầu vượt sông, có thể nâng thẳng đứng 17m chỉ trong 5 phút

Tổng mức đầu tư cho dự án cầu Vàm Cống là 271 triệu USD, sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi từ Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Sự hoàn thành của cầu không chỉ thay thế bến phà Vàm Cống trước đây, mà còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long .

Cây cầu vượt sông trụ tháp cao bậc nhất, cọc khoan sâu nhất Việt Nam mở rộng cửa phát triển cho đôi bờ sông Hậu- Ảnh 2.
Ảnh: Internet

Không chỉ dừng lại ở giá trị giao thông, cầu Vàm Cống còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đây là một trong những công trình hợp tác tiêu biểu giữa Việt Nam và Hàn Quốc, thể hiện mối quan hệ hữu nghị, hỗ trợ bền chặt về kinh tế và kỹ thuật. Trong buổi lễ khánh thành, đại diện Chính phủ hai nước đã nhấn mạnh ý nghĩa của công trình không chỉ nằm ở kết cấu hạ tầng mà còn là niềm tin và hợp tác lâu dài.

Cây cầu vượt sông trụ tháp cao bậc nhất, cọc khoan sâu nhất Việt Nam mở rộng cửa phát triển cho đôi bờ sông Hậu- Ảnh 3.
Ảnh: Internet

Trước khi có cầu, người dân phải di chuyển bằng phà Vàm Cống – một phương tiện vừa chậm, vừa dễ gây ùn ứ, nhất là vào dịp lễ tết. Cây cầu không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển, nâng cao hiệu quả vận tải, mà còn tạo ra lực đẩy cho kinh tế vùng, đặc biệt là ngành công nghiệp và logistics . Cầu Vàm Cống, cùng với cầu Cao Lãnh và tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, hình thành trục kết nối liên tỉnh hiện đại, giảm tải cho Quốc lộ 1 và mở ra nhiều cơ hội mới cho cả vùng Tây Nam Bộ.

>> Cây cầu vượt sông lớn thứ 2 vùng ĐBSCL, ghi kỷ lục mới trong công nghệ xây dựng cầu tại Việt Nam

Cây cầu vượt sông lớn thứ 2 vùng ĐBSCL, ghi kỷ lục mới trong công nghệ xây dựng cầu tại Việt Nam

Quốc gia Nam Á ghi kỷ lục mới với siêu cầu vượt sông, có thể nâng thẳng đứng 17m chỉ trong 5 phút

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/cay-cau-vuot-song-tru-thap-cao-bac-nhat-coc-khoan-sau-nhat-viet-nam-mo-rong-cua-phat-trien-cho-doi-bo-song-hau-202250407204730604.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cây cầu vượt sông có trụ tháp cao bậc nhất, cọc khoan sâu nhất Việt Nam mở rộng cửa phát triển cho đôi bờ sông Hậu
    POWERED BY ONECMS & INTECH