Bất động sản

Chỉ 2 tháng nữa, thị xã duy nhất ở 'xứ sở sương mù' của Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính

Hải Đăng 05/05/2025 04:09

Sau khi Việt Nam kết thúc hoàn toàn hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7/2025, các thị xã trực thuộc tỉnh/TP không còn tồn tại như một đơn vị hành chính độc lập.

Xóa bỏ cấp huyện hoàn toàn từ 1/7/2025

Nghị quyết số 60 ngày 12/4 cho thấy Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố).

Chỉ 2 tháng nữa, thị xã duy nhất ở 'xứ sở sương mù' của Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 1.
Thị xã Sa Pa dự kiến sẽ không còn tồn tại như một đơn vị hành chính cấp huyện độc lập. Ảnh: Internet

Điều này đồng nghĩa với việc các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ kết thúc từ ngày 1/7 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực.

>> Việt Nam sắp có trung tâm tài chính đầu tiên: Được quốc gia sở hữu mô hình tương tự hàng đầu thế giới hỗ trợ xây dựng với khung chính sách duy nhất

Cả nước hiện có 696 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 TP thuộc TP trực thuộc Trung ương và 85 TP thuộc tỉnh, 52 thị xã, 49 quận và 508 huyện.

Trong 52 thị xã này có thị xã Sa Pa trực thuộc tỉnh Lào Cai, nơi được ví như "xứ sở xương mù" của Việt Nam.

Sa Pa sẽ không còn tồn tại như một đơn vị hành chính độc lập

Từ ngày 1/7/2025, TX. Sa Pa – đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai sẽ chính thức chấm dứt tồn tại theo tên gọi hành chính cũ, cùng với hàng loạt huyện, thị xã khác trong cả nước, nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và xã theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tuy nhiên, điều này không làm thay đổi vai trò đặc biệt quan trọng của Sa Pa đối với tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc.

Chỉ 2 tháng nữa, thị xã duy nhất ở 'xứ sở sương mù' của Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 2.
Việc xóa bỏ đơn vị hành chính cấp huyện không làm thay đổi vai trò đặc biệt của Sa Pa đối với tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Ảnh: Internet

Dưới một mô hình tổ chức mới, Sa Pa vẫn sẽ tiếp tục là trung tâm du lịch quốc gia, vùng động lực tăng trưởng và biểu tượng phát triển bền vững của vùng cao.

Sa Pa được chính thức thành lập thị xã vào ngày 1/1/2020, theo Nghị quyết số 767/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc nâng cấp Sa Pa từ huyện lên thị xã đánh dấu bước ngoặt phát triển quan trọng cho vùng đất vốn dĩ đã nổi danh từ lâu là "điểm đến vàng" trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Tọa lạc ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào Cai, Sa Pa nằm ở độ cao trung bình 1.500–1.600m so với mực nước biển, cách TP. Lào Cai khoảng 38km và cách Hà Nội 315km. Nơi đây có địa hình núi non hùng vĩ, khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, là nơi tọa lạc của đỉnh Fansipan – nóc nhà Đông Dương. Sa Pa cũng là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như H'Mông, Dao, Tày, Giáy…, tạo nên sự đa dạng văn hóa đặc sắc hiếm có.

Sau khi trở thành thị xã, Sa Pa tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và quy hoạch. Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Sa Pa trở thành đô thị du lịch mang tầm quốc tế. Sa Pa được quy hoạch là đô thị loại III, với định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia, có sức cạnh tranh trong khu vực ASEAN.

Tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, các dự án cáp treo Fansipan, khách sạn 5 sao, tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp... đã đưa Sa Pa thoát khỏi hình ảnh của một thị trấn nhỏ vùng cao và tiến gần hơn đến hình mẫu của một đô thị du lịch hiện đại. Năm 2023, Sa Pa đón khoảng 3,3 triệu lượt khách, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tạo động lực lan tỏa phát triển đến các vùng lân cận.

Không chỉ là trung tâm du lịch, Sa Pa còn là địa bàn có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng – an ninh, bảo tồn sinh thái và phát triển nông nghiệp đặc sản như hoa lan, rau ôn đới, thảo dược vùng cao.

Việc Sa Pa chấm dứt tồn tại dưới tên gọi "thị xã" là một phần của chiến lược sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện trên toàn quốc. Đây là bước đi nhằm tinh gọn bộ máy, tăng hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ở một góc nhìn lạc quan, việc tái cấu trúc hành chính là cơ hội để Sa Pa được "cởi trói" khỏi những rào cản của mô hình thị xã, mở rộng không gian phát triển và tích hợp tốt hơn vào chiến lược liên kết vùng của tỉnh Lào Cai.

Dù dưới tên gọi nào, Sa Pa vẫn là "viên ngọc quý" của Lào Cai – nơi hội tụ giữa thiên nhiên, con người và kỳ vọng phát triển. Và dù bản đồ hành chính có thay đổi, Sa Pa vẫn sẽ luôn là điểm đến không thể thay thế trong chiến lược đưa Lào Cai trở thành cực tăng trưởng của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

>> Hai xã đảo duy nhất của Việt Nam được giữ nguyên hiện trạng sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sau sáp nhập, Việt Nam sẽ sở hữu gần hai phần ba tỉnh thành giáp biển

Chỉ 2 năm nữa, Việt Nam sẽ có tôn tượng Phật cao nhất thế giới: Vị trí phong thủy vượng khí bên trong khu du lịch tâm linh hơn 350ha

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/chi-2-thang-nua-thi-xa-duy-nhat-o-xu-so-suong-mu-cua-viet-nam-du-kien-se-bi-xoa-ten-khoi-ban-do-hanh-chinh-202250503081910132.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Chỉ 2 tháng nữa, thị xã duy nhất ở 'xứ sở sương mù' của Việt Nam dự kiến sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính
    POWERED BY ONECMS & INTECH