Chỉ 3 tháng nữa, thành phố trực thuộc tỉnh lớn thứ 2 Việt Nam sẽ xóa bỏ vai trò, dự kiến trở thành một đặc khu của Việt Nam
Dự kiến nơi đây sẽ trở thành đặc khu và là 1 trong 51 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh.
Theo Nghị quyết số 60 ngày 12/4, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp , gồm cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố).
Theo lộ trình, các đơn vị hành chính cấp huyện sẽ chấm dứt hoạt động kể từ ngày 1/7/2025 sau khi nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực.

Hiện tại, Móng Cái là thành phố trực thuộc tỉnh lớn thứ 2 cả nước với diện tích diện tích khoảng 519,58km2. Như vậy, từ tháng 7, TP. Móng Cái sẽ không còn tồn tại trên bản đồ hành chính Việt Nam khi đơn vị hành chính cấp huyện bị xóa bỏ theo quy định mới.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, HĐND các địa phương cấp huyện và cấp xã trong tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các kỳ họp chuyên đề để thông qua phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Kết luận 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Quảng Ninh đã trình Trung ương 2 phương án sắp xếp cụ thể, trong đó phương án thứ nhất sẽ được triển khai nếu TP. Móng Cái được phê duyệt trở thành đặc khu hành chính - kinh tế.

Cụ thể, với phương án có đặc khu Móng Cái, toàn tỉnh sẽ sắp xếp 171 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay thành 51 đơn vị mới, bao gồm 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu (gồm Vân Đồn, Cô Tô và Móng Cái).
Trường hợp TP. Móng Cái không được phê duyệt thành đặc khu, tỉnh Quảng Ninh sẽ sắp xếp 171 đơn vị thành 54 đơn vị, gồm 30 phường, 22 xã và 2 đặc khu Vân Đồn và Cô Tô.
Việc sắp xếp cụ thể tại các địa phương được xác định như sau: TP. Đông Triều giảm từ 19 đơn vị còn 5; TP. Uông Bí từ 10 còn 3; TX. Quảng Yên từ 19 còn 6; TP. Hạ Long từ 30 còn 11 (bao gồm cả hai xã Đồng Sơn và Kỳ Thượng); TP. Cẩm Phả từ 15 còn 5; huyện Tiên Yên từ 11 còn 4; huyện Ba Chẽ và hai xã của Hạ Long sáp nhập còn 3 đơn vị; huyện Đầm Hà từ 9 còn 2; huyện Hải Hà từ 11 còn 4; huyện Bình Liêu từ 7 còn 3.
Riêng TP. Móng Cái, nếu được công nhận là đặc khu, 16 đơn vị hành chính sẽ được sắp xếp lại thành 3 đơn vị, trong đó có một đặc khu bao gồm 12 xã, phường: Bình Ngọc, Trà Cổ, Hải Yên, Hải Xuân, Trần Phú, Hải Hòa, Ka Long, Ninh Dương, Vạn Ninh, Hải Đông, Vĩnh Thực và Vĩnh Trung. Nếu không được phê duyệt là đặc khu, nhóm 12 đơn vị này sẽ được tổ chức lại thành 4 đơn vị gồm 1 xã và 3 phường.
Huyện Vân Đồn sẽ sắp xếp toàn bộ 12 đơn vị hành chính hiện có thành 1 đặc khu, trong khi huyện Cô Tô cũng sẽ chuyển từ 3 đơn vị hiện nay thành 1 đặc khu hành chính – kinh tế duy nhất.
>> Huyện đảo xa bờ nhất đất nước trong vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành đặc khu mới của Việt Nam
Kể từ nay, những trường hợp này nên xem xét cập nhật lại thông tin trên sổ đỏ sau sáp nhập
Chi tiết thủ tục đính chính sổ đỏ sau khi sáp nhập tỉnh thành trên cả nước