Chiêm ngưỡng 'siêu cầu' vượt sông 137 triệu USD dài nhất Việt Nam, có thể chịu được động đất cấp 8
Sau một thập niên được đưa vào hoạt động, cây cầu 137 triệu USD dài nhất Việt Nam đang đảm nhận tốt sứ mệnh của mình khi tạo thành hệ thống giao thông hoàn chỉnh, giảm áp lực cho các trục đường hướng trung tâm TP.
Dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh  trên tuyến Quốc lộ 2C đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt với tổng mức đầu tư lên tới 137 triệu USD. Trong đó, 100 triệu USD là vốn vay ODA từ Hàn Quốc và 37 triệu USD là vốn đối ứng từ Chính phủ Việt Nam.
Khởi công từ cuối tháng 11/2011, cầu Vĩnh Thịnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 6/2014. Sau hơn một thập niên hoạt động, cây cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể của hai khu vực mà nó kết nối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
Hình ảnh cây cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng. Ảnh: Internet |
Với tổng chiều dài 5.487m, cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng, nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Đây được xem là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam. Phần cầu chính dài 4.480m, trong khi đường dẫn hai đầu cầu kéo dài 1.007m.
> > Bình Định sắp có nhà máy hơn 10 triệu USD tại khu kinh tế lâu đời bậc nhất Việt Nam 
![]() |
Cầu Vĩnh Thịnh kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2, đồng thời liên thông với các tuyến cao tốc lớn như Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Internet |
Điểm đầu tuyến, theo lý trình của dự án, nằm tại Km4+313 (nút giao Quốc lộ 32 và tuyến tránh TX. Sơn Tây), còn điểm cuối tuyến tại Km9+800, vượt đê tả sông Hồng khoảng 200m, kết nối với Quốc lộ 2C.
Sau khi hoàn thành, cầu Vĩnh Thịnh đã trở thành mắt xích quan trọng, kết nối Quốc lộ 32 và Quốc lộ 2, đồng thời liên thông với các tuyến cao tốc lớn như Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh.
![]() |
Sau một thập niên đi vào hoạt động, cầu Vĩnh Thịnh đã đảm nhận tốt vai trò của mình. Ảnh: Internet |
Cây cầu này góp phần tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, liên kết trung tâm Thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận gồm Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và Lào Cai.
Không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng, cầu Vĩnh Thịnh còn đóng vai trò giảm tải lưu lượng giao thông cho các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32, giúp giảm áp lực giao thông qua trung tâm Hà Nội trong hành trình giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc.
![]() |
Cầu Vĩnh Thịnh còn đóng vai trò giảm tải lưu lượng giao thông cho các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 6 và Quốc lộ 32. Ảnh: Internet |
Cầu Vĩnh Thịnh là công trình bê tông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn chịu được động đất cấp 8, đảm bảo độ bền và an toàn trong các điều kiện địa chất khắc nghiệt.
Cây cầu có khổ thông thuyền 80x100m, mặt cắt ngang rộng 16,5m với thiết kế 4 làn xe, phục vụ hiệu quả nhu cầu giao thông lớn. Kết cấu cầu chính là dầm hộp liên tục gồm 9 nhịp bê tông cốt thép dự ứng lực, được thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng hiện đại. Phần cầu dẫn được thiết kế với kết cấu dầm Super-T, mỗi nhịp dài 40m, mang lại khả năng chịu tải cao và tuổi thọ lâu dài.
![]() |
Vị trí cầu Vĩnh Thịnh bắc qua sông Hồng. Ảnh: Internet |
Đường dẫn đầu cầu tuân thủ tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, tốc độ thiết kế đạt 80km/h. Mặt cắt ngang của đường có bề rộng nền 17,5m và bề rộng mặt đường 16,5m, đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho các phương tiện di chuyển.
Sau gần một thập kỷ đi vào hoạt động, cầu Vĩnh Thịnh đã thay thế hoàn toàn phà Vĩnh Thịnh, vốn từng là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Sơn Tây (Hà Nội) với Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Công trình này không chỉ góp phần cải thiện giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giao thương giữa hai khu vực.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh 15 năm Hà Nội tiến hành mở rộng địa giới hành chính, cầu Vĩnh Thịnh là một minh chứng rõ nét cho vai trò quan trọng của các công trình giao thông trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cây cầu đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực.
Theo quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong bối cảnh đó, cầu Vĩnh Thịnh được kỳ vọng trở thành sợi dây kết nối chiến lược giữa hai thành phố lớn và hai trung tâm công nghiệp quan trọng của miền Bắc, tạo động lực cho sự phát triển bền vững trong khu vực. |
> > Sảnh bệnh viện gặp sự cố nghiêm trọng, trần nhà đổ sập vào bệnh nhân