Đóng cửa, VN-Index giảm 3,2 điểm (0,27%) về 1.169,27 điểm, HNX-Index tăng 4,77 điểm (1,8%) lên 269,39 điểm, UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,71%) đạt 85,63 điểm.
Tại nhóm vốn hóa lớn, GAS và POW tiếp tục là hai mã nằm sàn. Với vốn hóa thị trường lớn, GAS là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường chung khi riêng cổ phiếu này đã lấy đi gần 4,2 điểm của chỉ số chính.
Theo quan sát, dòng tiền đã có sự đảo ngược khi những nhóm ngành bị bán mạnh trước đó là "bank, chứng, thép", đầu tư công lại có mức tăng điểm khá, một số mã thậm chí còn dư mua giá trần.
Ngược lại họ bán lẻ, dầu khí, phân bón, hóa chất, thủy sản cùng các nhóm ngành mang tính phòng thủ như điện, bảo hiểm tiếp tục đỏ lửa. Thậm chí, nhiều đại diện thuộc các nhóm này giảm kịch sàn trong trạng thái trắng bên mua có thể kể đến như ANV, CSV, DGW, FRT, IDI, PC1, VSH, DCM, GAS, GEG, MSH, PVD, REE, VHC, BFC, DPM, MIG, POW,...
Theo các chuyên gia, đánh giá về thị trường hiện tại vẫn chưa có gì thay đổi. Cú hồi này của "bank chứng thép" chỉ là nhịp hồi kỹ thuật, nhà đầu tư nên cẩn trọng việc mua mới nhóm này. Việc giải ngân mới sẽ ưu tiên cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan với tầm nhìn dài hạn và giải ngân với tỷ trọng nhỏ.
Kết phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,2 điểm (-0,27%) xuống 1.169,27 điểm; toàn sàn có 295 mã tăng, 181 mã giảm và 42 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,77 điểm (1,8%) lên 269,39 điểm; toàn sàn có 147 mã tăng, 62 mã giảm và 38 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,71%) lên 85,63 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.200 tỷ đồng, giảm 9,9% trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 12,3% xuống còn 11.914 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng khoảng 20 tỷ đồng trên HOSE.
Kết quả kinh doanh năm 2024 nhóm dầu khí: POW, PLX, GAS, OIL, BSR, PVT... 
20 doanh nghiệp đầu tiên công bố KQKD quý IV/2024, mức tăng trưởng hơn 3.600% xuất hiện