Cổ phiếu VIC khớp lệnh kỷ lục, gần 30.000 tỷ được sang tay trong phiên cuối tuần
Bộ 3 cổ phiếu VHM, VRE, VIC đang giảm mạnh nhất nhóm VN30 với biên độ trên 2%.
15h:
Thị trường chứng khoán giảm trở lại trong phiên cuối tuần dù mức giảm chỉ 0,13% (mức 1.241,5 điểm). Thanh khoản trên 3 sàn đạt gần 29.500 tỷ đồng trong đó giá trị giao dịch trên HOSE ở mức hơn 26.300 tỷ.
Nỗ lực tăng giá của các cổ phiếu ngoài rổ VN30 như DGC , DCM, DPM, GEX , KBC, NVL  là không đủ để giúp chỉ số phục hồi trong bối cảnh 3 cổ phiếu nhóm Vingroup đều bị bán mạnh về cuối phiên (cùng giảm trên 2%). Cổ phiếu VIC thậm chí ghi nhận khối lượng khớp lệnh kỷ lục hơn 28 triệu đơn vị trong phiên thủng mốc 60.000 đồng.
Hóa chất, dầu khí, tài nguyên là các nhóm tăng mạnh nhất phiên trong đó DCM, DPM, LAS, BFC được kéo trần, DGC - PAT tăng 3,8% và 2,8%; các mã PLX, PVB, PVC, BSR  tăng từ 1 - 3,4%.
Các cổ phiếu vận tải biển cũng tăng mạnh phiên này trong đó HAH  tăng trần, VOS tăng 5,3%, MAC tăng 3%, GMD tăng 1,4%.
Khối ngoại chuyển hướng mua ròng hơn 140 tỷ đồng trong đó VPB  được gom đột biến 24 triệu cp; các mã PDR, VIX, được mua trên 1 triệu cp. Ngược lại, HPG, POW bị bán lần lượt 4,4 và 3,1 triệu cp; KBC, DXG, HSG, STB , VRE bị bán từ 1 - 1,3 triệu đơn vị.
14h17:
VN-Index giảm 3 điểm trước áp lực bán mạnh ở bộ 3 cổ phiếu họ Vin trong đó VIC giảm 2,6%, VRE giảm 2,1% và VHM giảm 1,6%. Các mã ngân hàng như STB, TPB, CTG, TCB, TCB, MBB, BID, VIB, ACB, SSB, SAB, VCB, VPB cũng giao dịch trong sắc đỏ.
13h36:
Thị trường chứng khoán tiếp tục vận động trong trạng thái giằng co với mức tăng hơn 1 điểm của VN-Index; VN30-Index giảm gần 2 điểm với 15 mã đỏ trong đó VIC giảm hơn 2% và về dưới mốc 60.000 đồng/cp.
Các đại diện nhóm bất động sản như DXG, KDH, LDG,... thép như POM, TVN,... dầu khí như PVS, OIL,... xây dựng như CC1, HAN, PHC,... đang giảm giá.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đầu phiên tăng cận trần song bước vào phiên chiều đã bị bán về mức giá sàn qua đó ngắt chuỗi 7 phiên tăng liên tiếp.
Ở chiều ngược lại, các đại diện nhóm phân bón, vận tải biển vẫn đang bay cao.
11h10:
Nhóm cổ phiếu vận tải biển như HAH , VOS, MAC bất ngờ tăng mạnh trong đó HAH và VOS tăng cận trần; cổ phiếu đầu ngành và GMD  cũng tăng 3% lên mức đỉnh mới 65.900 đồng/cp cùng các giao dịch mua chủ động chiếm áp đảo.
10h32:
VN-Index tăng hơn 2 điểm lên mức 1.245 điểm; các chỉ số sàn HNX và UPCoM cũng xanh nhẹ.
Nhóm VN30 có 11 mã tăng và 11 mã giảm trong đó GVR, BCM, MWG tăng từ 1,5 - 3% và VIC đang giảm 1,6%; các mã trụ như VCB , CTG, BID đều giảm giá qua đó gây sức ép điều chỉnh lên chỉ số VN30-Index.
Cổ phiếu PTL  của Petroland tăng trần phiên thứ 4 liên tiếp, dư mua giá trần hơn 1 triệu cp; mã bất động sản khác là TDH  cũng tăng trần lên 6.630 đồng/cp - mức cao nhất từ đầu tháng 6/2022.
Thông tin liên quan, Nhà Thủ Đức cho biết đã được Văn phòng đăng ký đất đai TP. HCM, TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng cùng các tình Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế gỡ bỏ biên pháp ngăn chặn các giao dịch biến động tài sản đối với TDH và các công ty thành viên để đảm bảo việc hoạt động bình thường theo Công văn ngày 23/8/2023 của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
9h40 :
Thị trường chứng khoán hồi phục nhẹ với mức tăng yếu ớt của các cổ phiếu trụ VN30. VIC  là mã duy nhất giảm 1% trong khi các cổ phiếu còn lại biến động nhẹ.
Phân bón bất ngờ gây chú ý mạnh với việc DPM , DCM, LAS, BFC,... nhanh chóng được kéo lên mức giá trần; một số cổ phiếu hóa chất như DGC , PAT cũng tăng mạnh. Các mã DPM, DCM đang dư mua giá trần từ 2 - 4 triệu cp.
Thông tin cập nhật, Trung Quốc đã yêu cầu một số nhà sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu urê sau khi giá trong nước tăng vọt. Đây là động thái có thể hạn chế nguồn cung và tăng chi phí cho nông dân ở những quốc gia chuyên nhập khẩu phân bón như Ấn Độ.
Theo Bloomberg, một số ông lớn phân bón của Trung Quốc đã tạm ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo lệnh của Chính phủ.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu, hợp đồng phân urê tương lai đã tăng gần 50% trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 sau đó giá biến động mạnh. Trong ngày 7/9, giá của hợp đồng này đã giảm 6% sau thông tin về chỉ đạo của Trung Quốc.
Lượng tồn kho thấp ở Trung Quốc cùng với xuất khẩu tăng mạnh đã đẩy giá phân urê lên cao hơn, Chen Li, Chuyên viên phân tích tại Huatai Futures, chia sẻ.
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ phân urê hàng đầu thế giới và bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá toàn cầu tăng cao.
Đạm Cà Mau (DCM) đặt chân lên quốc gia xuất khẩu chủ lực, tham vọng chiếm 60% thị phần ure 
Đạm Cà Mau (DCM) bất ngờ nâng chỉ tiêu kinh doanh ngày cuối năm 2024