Xã hội

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm

Linh Chi 27/03/2025 - 12:14

Con sông này được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ và mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, gắn liền với lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Con sông gắn với Hà Nội nghìn năm văn hiến

Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn, với độ cao 1.776m, thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vào Việt Nam rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ. Tổng chiều dài của sông Hồng khoảng 1.170km, trong đó phần chảy qua lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 556km.

Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Phong Vân, huyện Ba Vì. Sau khi uốn vòng lên phía Bắc, sông bao trọn bậc thềm Cổ Đô và Tản Hồng, rồi tiếp tục hướng về phía Đông, rồi Nam cho đến khi kết thúc tại xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km, chiếm khoảng một phần ba tổng chiều dài của con sông trên lãnh thổ Việt Nam.

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm - ảnh 1
Sông Hồng là con sông biểu tượng của Hà Nội. Ảnh: Internet

Sông Hồng mang theo phù sa bồi đắp, tạo nên vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, sông Hồng được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ và mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, gắn liền với lịch sử của Thủ đô Hà Nội.

Theo Đồ án quy hoạch Hà Nội đến năm 2045, sắp được HĐND TP Hà Nội xem xét, sẽ tập trung phát triển trục sông Hồng thành trung tâm hội tụ, là điểm nhấn quan trọng trong khu vực đô thị hóa đồng bằng sông Hồng.

Sông Hồng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội, vì thế, nếu được khai thác hiệu quả có thể trở thành điểm nhấn đặc sắc, thiết lập mô hình thành phố bên sông. Điều này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đối với thủ đô mà còn đối với cả đất nước.

Đoạn sông dài 163km của sông Hồng "cõng" gần chục cây cầu

Tính đến nay, Hà Nội đã có 9 cây cầu bắc qua sông Hồng, gồm các cây cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên và Văn Lang. Trong số đó, cầu Long Biên được quan tâm nhiều hơn cả bởi đây là “chứng nhân lịch sử”, đã chứng kiến những năm tháng mưa bom bão đạn và tinh thần kiên cường, bất khuất của quân và dân Thủ đô trong thời kỳ chiến tranh.

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm - ảnh 2
Cầu Long Biên là "chứng nhân lịch sử" của Hà Nội. Ảnh: Khánh Hòa/TTXVN

Trước năm 1954, cầu Long Biên là cây cầu duy nhất nối đôi bờ sông Hồng. Được người Pháp xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào năm 1902, cầu Long Biên có chiều dài 2.290m và 896m đường dẫn. Cầu gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cầu cao hơn 40m, bao gồm cả móng, với đường dẫn xây bằng đá. Cầu thiết kế dành riêng cho đường sắt ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường dành cho xe rộng 2,6m, trong khi làn đi bộ rộng 0,4m.

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm - ảnh 3
Cầu Long Biên hơn 120 năm tuổi. Ảnh: Internet

Vào năm 1974, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam bắt đầu xây dựng cầu Thăng Long. Đến năm 1985, cây cầu được hoàn thành.

Cầu Thăng Long nằm trên vành đai 3 của Hà Nội, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Khi mới hoàn thành, đây là công trình có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Cầu được xây dựng với hai tầng, trong đó tầng trên có 4 làn xe ô tô và hai dải dành cho người đi bộ, tầng dưới dành cho đường sắt với 2 chiều tàu hỏa và 2 dải cho xe thô sơ. Đoạn đường ô tô dài 3,1km, và đoạn đường sắt dài 5,5km.

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm - ảnh 4
Cầu Chương Dương. Ảnh: Internet

Cầu Chương Dương được khởi công vào năm 1983 và hoàn thành vào năm 1985, nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội dự kiến sẽ xây thêm 9 cây cầu bắc qua sông Hồng. Với kế hoạch này, đến năm 2050, thủ đô sẽ có tổng cộng 18 cây cầu, đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố và kết nối giao thông liên vùng.

Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm - ảnh 5
Cầu Nhật Tân. Ảnh: Internet

Việc đầu tư xây dựng thêm các cầu bắc qua sông Hồng nhằm cải thiện hạ tầng giao thông, đặc biệt là khu vực Đông Hà Nội. Các cây cầu mới này không chỉ giảm tải áp lực giao thông mà còn tăng sự kết nối giữa khu trung tâm Hà Nội với các khu vực phụ cận, mở ra cơ hội phát triển một đô thị mới phía Đông thành phố.

Cụ thể, các cây cầu sẽ được xây dựng bao gồm: Cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên và cầu Ngọc Hồi. Trong đó, cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư 8.300 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2024-2027.

Cầu Vân Phúc dự kiến khởi công trong năm 2024 với tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Cầu Hồng Hà có tổng mức đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 10/2024 và hoàn thành vào năm 2027.

Cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Tổng mức đầu tư sơ bộ cho công trình này khoảng 20.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Cầu Mễ Sở dự kiến khởi công vào dịp 10/10/2024 và hoàn thành sau 3 năm. Tổng mức đầu tư ước tính 4.881 tỷ đồng.

Cầu Trần Hưng Đạo dự kiến khởi công vào năm 2025, với tổng vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.

Cầu Phú Xuyên sẽ nối hai huyện Phú Xuyên (Hà Nội) và Khoái Châu (Hưng Yên) dự kiến triển khai trong giai đoạn 2020-2025.

Cầu Ngọc Hồi dự kiến được xây dựng trong giai đoạn 2025-2030 với tổng vốn khoảng 4.880 tỷ đồng.

Cầu Thăng Long mới hiện chưa có thông tin mới về tiến độ triển khai.

Việc xây dựng các cây cầu mới này sẽ tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của thủ đô Hà Nội, đồng thời giải quyết các vấn đề giao thông, giúp hình thành một mạng lưới giao thông liên vùng hiệu quả.

* Tổng hợp

>>Sẽ có thêm 9 cây cầu bắc qua con sông đi qua 9 tỉnh, thành của Việt Nam

Người lính cụ Hồ từng nhờ đồng đội chặt đứt tay để phá đồn địch, trở thành anh hùng duy nhất Việt Nam được lấy tên đặt tên đường khi còn sống

Cây cầu duy nhất của Việt Nam bắc qua 2 con sông lớn: Tổng đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng, dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/con-song-dai-163km-bat-nguon-tu-trung-quoc-la-bieu-tuong-cua-ha-noi-cong-gan-chuc-cay-cau-suot-hon-120-nam-139175.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Con sông dài 163km bắt nguồn từ Trung Quốc, là biểu tượng của Hà Nội, 'cõng' gần chục cây cầu suốt hơn 120 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH