Cước vận tải biển giảm nhưng vận tải đường bộ chưa có dấu hiệu hạ giá

19-08-2022 21:20|Linh Nhi

Sau 5 lần giảm liên tiếp, giá xăng từ mức cao kỷ lục 32.870 đồng/lít nay đã giảm về hơn 23.000 đồng/lít. Giá dầu cũng đang có xu hướng giảm 2 tháng qua. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, giá nhiên liệu không chi phối quá nhiều tới cước vận tải.

Giá cước vận tải biển đang có xu hướng giảm trên cả tuyến nội địa lẫn tuyến quốc tế. Tuy nhiên, giá cước nội địa không giảm nhiều do chủ yếu là các tuyến ngắn.

Cước vận tải quốc tế giảm 50%

Từ dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường hàng hải Drewry cho thấy chỉ số giá cước vận chuyển container thế giới (Drewry WIC) đã giảm 3% trong tuần này.

Đây là tuần thứ 24 liên tiếp chỉ số này giảm và đã giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cao hơn 4,2 lần so với tỷ lệ cùng thời điểm năm 2019 .

Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo giao thông, ông Phạm Quốc Long, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Gemadept nhận định: “Cước vận tải biển quốc tế đang giảm sâu khoảng gần 50%, nhất là với các tuyến đi xa sang Châu Âu, Mỹ. Với các tuyến nội địa, cước cũng giảm khoảng 10-15%”.

Cụ thể, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tuyến việt Nam đi Châu Âu có mức cước khoảng 18.000 USD/container 40’ và khoảng 10.000 USD/container 20’. Nhưng hiện tại, mức cước đã giảm xuống khoảng 1 nửa.

Dù vậy, theo ông Long, giá cước vận tải dù giảm, song vẫn ở mức cao so với thời điểm chưa bùng phát dịch bệnh.

Theo khảo sát giá cước vận tải niêm yết mới nhất của một số doanh nghiệp vận tải biển, tuyến vận tải Hải Phòng - TP.HCM có giá dao động khoảng 9,2 - 10,5 triệu đồng/container 20’ và 12,4 triệu - 15,7 triệu đồng/container 40’ (tùy loại). Chiều TP.HCM - Hải Phòng thấp hơn, khoảng 6 - 10 triệu đồng/container 20’ và 9 - 15,4 triệu đồng/container 40’.

container_anh_ok.jpeg

Cước vận tải biển chiều TP. HCM ra Hải Phòng đang giảm 15% so với thời điểm lập đỉnh. Ở chiều ngược lại, giá cước đã giảm khoảng 5%. Tuy nhiên, nguyên nhân giảm ở thị trường vận tải nội địa không hẳn do ảnh hưởng của giá nhiên liệu mà “do nhu cầu nội địa đang ở mức rất thấp”.

Nguyên nhân khiến giá cước vận tải biển quốc tế giảm tới 50% do nguồn cung không bị gián đoạn nên phương tiện vận tải trống nhiều hơn.

Các hãng tàu cũng liên kết để tạo ra nhiều tuyến chung, giúp khai thác các tuyến hiệu quả hơn, khiến giá cước có xu hướng giảm.

Ngoài ra, cước quốc tế giảm do nhu cầu tại các nước Châu Âu, Mỹ đang là mùa thấp điểm. Ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine cũng khiến nhu cầu của các nước suy giảm buộc một số hãng tàu giảm cước để có nguồn hàng.

Doanh nghiệp vận tải trong nước đang lên kế hoạch giảm cước

Dù giá xăng dầu đã giảm 5 lần liên tiếp, nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn chỉ đang tính toán và khẳng định sẽ giảm giá cước vận tải trong tháng này.

Trước đây khi giá xăng tăng liên tiếp, doanh nghiệp vận tải chịu thiệt đơn, thiệt kép. Khi giá xăng tăng, không chỉ cước vận tải tăng mà nhiều ngành nghề khác cũng tăng giá sản phẩm khiến doanh nghiệp vận tải thu hẹp lợi nhuận.

Trước thực tế giá xăng liên tiếp giảm nhưng cước phí vận tải và giá hàng hóa vẫn đứng im, Bộ Tài chính vừa lên tiếng rằng, xăng dầu là mặt hàng nhiên liệu đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất.

dich-vu-van-tai-hang-hoa-la-gi-vai-tro-cua-van-tai-trong-logistics-2-.jpeg

Chi phí xăng dầu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của một số hàng hóa dịch vụ như cước vận tải.

Để tránh việc tăng giá bất hợp lý, Bộ Tài chính nhấn mạnh Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo các bộ, ngành địa phương kiểm soát chặt giá các hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm mạnh.

      “Cơ quan chức năng tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá mặt hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu như dịch vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, logicstics để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào. Đặc biệt, là phải đánh giá chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá. Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm hành vi tăng giá bất hợp lý”

Bộ Tài chính nhận định

Từ năm 2025, hành khách được mặc cả giá cước taxi

Giá cước tăng, khách hàng có nên ngừng sử dụng SMS Banking?

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuoc-van-tai-bien-giam-nhung-van-tai-duong-bo-chua-co-dau-hieu-ha-gia-145043.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cước vận tải biển giảm nhưng vận tải đường bộ chưa có dấu hiệu hạ giá
    POWERED BY ONECMS & INTECH