Trước những khó khăn từ thị trường, các doanh nghiệp đang tìm mọi giải pháp nhằm tìm ra những phân khúc thị trường riêng và độc đáo.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến:
Những thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam như Hoa Kỳ (chiếm trên 44%), EU (19%), Nhật Bản (18,5%), Hàn Quốc (15%), Trung Quốc. Các thị trường khác như châu Á, Trung Đông, Mỹ La tinh… số lượng đơn nhập khẩu thấp. Vì vậy, những mặt hàng như dệt kim, denim, hàng giá rẻ đơn hàng không dồi dào như trước do lượng tồn kho còn lớn ở các nước nhập khẩu nhiều. Tuy nhiên, một số mặt hàng có hiệu ứng tốt như đồ bảo hộ lao động trong các công xưởng, nhà máy, đi rừng… tăng trưởng tốt. Các mặt hàng veston cũng đã bắt đầu nhu cầu tăng trở lại.
Với những doanh nghiệp đưa ra được giải pháp đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng thì đã có đơn hàng đến tháng 10/2023. Còn những doanh nghiệp chậm hơn vẫn đang tìm kiếm đơn hàng cho tháng 7, tháng 8.
Trước những khó khăn từ thị trường, các doanh nghiệp đang tìm mọi giải pháp nhằm tìm ra những phân khúc thị trường riêng và độc đáo.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp dệt may đang tìm cách hướng đến thị trường của các nước khu vực các nước Mỹ Latin, Trung Phi và thị trường Trung Đông. Về sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may đang sản xuất nhiều sản phẩm cho thị trường có người tiêu dùng theo đạo Hồi, với những sản phẩm thời trang rất riêng biệt.
Xuất khẩu thu về hơn 26 tỷ USD, doanh nghiệp dệt may được giải cứu? 
Ba vấn đề cốt lõi để dệt may cán đích xuất khẩu 40 tỷ USD