VN-Index tăng gần 18 điểm, công lớn thuộc về nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Lấy lại những gì đã mất trong 2 phiên trước, VN-Index trở về mốc 1.260 điểm, tăng gần 18 điểm so với tham chiếu. Độ rộng sàn HoSE ghi nhận 339 mã tăng và 139 mã giảm giá. Nhóm VN30 tăng mạnh 24,32 điểm, sát mức 1.260 điểm.
Thanh khoản không có nhiều biến động so với phiên hôm qua, với hơn 915 triệu cổ phiếu được sang tay trên sàn HoSE, tương đương giá trị giao dịch gần 23.000 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 7 liên tiếp, với giá trị bán ròng đạt 566 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch bán lớn ở chứng chỉ quỹ FUEVFVND với 284 tỷ đồng. Các cổ phiếu bị bán nhiều là VIC  (174,4 tỷ đồng), VNM  (83,4 tỷ đồng), MSN  (81,6 tỷ đồng), BID  (50,8 tỷ đồng).
Chỉ số VN-Index phiên 20/3 |
Nhóm ngân hàng đứng đầu thị trường về hút dòng tiền, đạt 5.630 tỷ đồng, dẫn trước nhóm bất động sản (hút 4.031 tỷ đồng), chứng khoán (hút 2.669 tỷ đồng) sau vài phiên "hụt hơi".
TOP 5 cổ phiếu góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index là BID , TCB , CTG , MBB , VPB .
Thanh khoản nhóm ngân hàng đạt trên 5.600 tỷ đồng |
Mức điều chỉnh khá mạnh trong vài tuần qua ở nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ tạo lợi thế trong phiên sáng nay khi dòng tiền bắt đáy nhảy vào mua. Từ khoảng 10h15 trở đi, cổ phiếu ngân hàng đồng loạt tăng mạnh nhanh chóng.
Kết thúc phiên, duy nhất EIB  (-0,54%) giảm giá, đóng cửa ở 18.500 đồng/cp, giảm 0,54%, thanh khoản sụt mạnh khi chỉ có 9 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương ứng giá trị 165 tỷ đồng, bằng 1/4 so với phiên kề trước.
EIB vẫn "vướng" vụ nợ thẻ tín dụng từ 8,5 triệu đồng lên mức 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Thanh tra NHNN đã vào cuộc, khách hàng liên quan đã mời luật sư và người quan tâm vẫn đang chờ đợi kết quả cuối cùng.
>> Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi nợ 8,8 tỷ đồng: Thanh tra vào cuộc 
Thanh khoản EIB giảm mạnh sau 3 phiên tăng đột biến |
Đáng chú ý, ở chiều tăng, cổ phiếu VIB  tăng trần, đóng cửa ở 23.600 đồng/cp. Thanh khoản VIB đột phá, với hơn 27 triệu cổ phiếu được sang tay, giá trị giao dịch lên đến 636 tỷ đồng.
Trong diễn biến liên quan, dự kiến tại Đại hội đồng cổ đông vào ngày 2/4, VIB sẽ trình cổ đông thông qua mục tiêu lợi nhuận hơn 12.000 tỷ đồng trong năm 2024, tăng 13% so với năm 2023. VIB cũng dự kiến sẽ chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 17%, chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 12,5% trong năm nay.
>> Xuất hiện cổ phiếu ngân hàng kịch trần, vượt đỉnh 2 năm 
VIB kịch trần phiên hôm nay, thanh khoản tăng vọt 27 triệu đơn vị |
Ngoài VIB, LPB  (+5,26%), TCB  (+4,96%), MBB  (+4,09%), CTG  (+3,15%), MSB  (+3,14%)... cũng thuộc TOP đột biến thị giá. Hôm qua (19/3), TCB đã chốt danh sách cổ đông để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên. Dự kiến ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt, đây sẽ là năm đầu tiên sau 10 năm, Techcombank trở lại với chia cổ tức tiền mặt.
Về giao dịch khối ngoại, STB  được mua ròng hơn 100 tỷ đồng, cách xa SHB  (mua ròng 16 tỷ đồng), OCB  (mua ròng 9,3 tỷ đồng), TPB  (mua ròng 8,4 tỷ đồng).
HDB  tiếp tục gây bất ngờ khi giao dịch khối ngoại sôi động. HDB, SHB , STB  và TPB  là 4 cổ phiếu được khối ngoại mua gom hơn 1 triệu cổ phiếu. Trong số đó STB được khối ngoại mua gom hơn 5 triệu đơn vị.
Ở chiều bán, BID  bị bán ròng mạnh nhất trong 10 phiên trở lại đây, với giá trị đạt 50,8 tỷ đồng. Ngoài ra, VPB  (bán ròng 36,4 tỷ đồng), VCB  (bán ròng 19,9 tỷ đồng)...
>> Một cổ phiếu chứng khoán được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 25%