Giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng lớn hơn tổng nhóm bất động sản và chứng khoán cộng lại.
Hôm nay (5/2), VN-Index chứng kiến phiên giao dịch bùng nổ, đóng cửa ở 1.186 điểm, tăng gần 14 điểm so với phiên 2/2. Thanh khoản thị trường giảm nhẹ, khớp lệnh 859 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch đạt 18.968 tỷ đồng.
Độ rộng sàn HoSE chứng kiến 270 mã tăng (5 mã trần), 212 mã giảm (5 mã sàn) và 72 mã tham chiếu. Trong đó, dòng tiền đổ 11.718 tỷ đồng vào nhóm tăng giá, gấp 2,25 lần so với nhóm giảm giá và nhóm tham chiếu.
Tính đến 14:28, khối ngoại đang trong trạng thái bán ròng bỗng chuyển sang trạng thái mua ròng. Kết phiên, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 55,37 tỷ đồng, tập trung gom CTG , STB , FRT , HAH  trên sàn HoSE.
>> VN-Index lên cao nhất 4 tháng, cổ đông nhóm ngân hàng 'trúng đậm' ngay trước Tết 
Chỉ số VN-Index phiên 5/2 |
Ngành ngân hàng tiếp tục hút tiền nhiều nhất phiên, với giá trị khớp lệnh đạt 5.632 tỷ đồng, tăng 70% so với phiên 2/2, áp đảo so với nhóm bất động sản (hút 2.453 tỷ đồng) hay nhóm chứng khoán (hút 2.076 tỷ đồng).
Tác động đến chỉ số VN-Index, nhóm ngân hàng "xếp hàng" dài trong nhóm tác động tích cực đến thị trường. Trong đó, 7/8 cổ phiếu tác động tích cực nhất thuộc về ngành ngân hàng, dẫn đầu bởi nhóm Big4 là CTG  (góp tăng 2,90 điểm), BID  (góp tăng 2,45 điểm). Tính riêng ngành ngân hàng đã kéo tăng đến 9,43 điểm thị trường.
Ở chiều ngược lại, VCB  là cái tên duy nhất và dẫn đầu trong nhóm các cổ phiếu giảm điểm thị trường, kéo giảm 0,42 điểm.
Nhóm ngành ngân hàng hút tiền áp đảo các nhóm ngành còn lại |
Sự bùng nổ của nhóm ngân hàng trong phiên hôm nay thấy rõ ở độ rộng ngành, với 26 mã tăng và duy nhất 1 mã giảm giá. Trong đó, có đến 5.418 tỷ đồng được phân bổ vào nhóm tăng giá.
Tăng giá mạnh nhất trong phiên thuộc về CTG  của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với mức tăng kịch trần. Cổ phiếu CTG bắt đầu tăng trần từ 13:56 và tiếp tục giao dịch xung quanh vùng giá trần.
Kết phiên 5/2, CTG đóng cửa với mức giá 33.900 đồng/cp, thanh khoản bùng nổ với 21,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, gấp 3,2 lần so với phiên trước đó. Giá trị giao dịch lên đến 721 tỷ đồng, tăng 237% so với phiên 2/2 và chiếm đến 13% tổng giá trị giao dịch của nhóm ngân hàng. Mức giá này giúp CTG vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 1/2022.
>> Xuất hiện cổ phiếu ngân hàng tăng trần 
Ngành ngân hàng "ngợp" trong sắc xanh |
Theo sau CTG, các cổ phiếu ngân hàng khác cũng có biên độ giao dịch mạnh trong phiên. Trong đó HDB  gây chú ý nhất khi tăng mạnh 2 phiên liên tiếp, phá đỉnh lịch sử xác lập tháng 11/2021. Thanh khoản của HDB cũng tăng mạnh, đạt gần 9,6 triệu cổ phiếu với tổng giá trị gần 215 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay HDB đã tăng 12%. Năm 2023 HDB cũng lọt TOP 3 những cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất. Vốn hoá HDBank đã vượt 65.500 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu HDB |
Những cái tên đáng chú ý khác có thể kể đến: ACB  (+5,9%), MBB  (+5,52%), VIB  (+4,69%), TCB  (+3,95%), BID  (+3,73%), TPB  (+3,71%), OCB  (+3,10%), SGB  (+3,08%). Trong đó, khối lượng giao dịch của TPB gấp 2 lần so với phiên trước đó.
Diễn biến giá cổ phiếu VCB |
Cái tên duy nhất "phá vỡ" độ rộng chỉ toàn sắc xanh là VCB  của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Kết phiên 5/2, VCB đóng cửa với mức giá 90.000 đồng/cp, giảm 0,33% so với phiên trước đó. Gần 2 triệu cổ phiếu VCB được sang tay trong phiên, tăng 130% so với phiên trước, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt 175,4 tỷ đồng.
Về diễn biến khối ngoại, CTG  được gom mạnh nhất nhóm ngành và sàn HoSE, với gần 196 tỷ đồng giá trị mua ròng. Theo sau là STB  (mua ròng 93 tỷ đồng), VIB  (mua ròng 13 tỷ đồng). Bán mạnh nhất nhóm ngành thuộc về TPB  (bán ròng 102,5 tỷ đồng), VCB  (bán ròng 55 tỷ đồng), HDB  (bán ròng 17,5 tỷ đồng).
>> Một cổ phiếu ngân hàng bỗng trở thành 'tiêu điểm' nhờ được tự doanh mua ròng 100 tỷ đồng 
Một cổ phiếu ngân hàng bỗng trở thành 'tiêu điểm' nhờ được tự doanh mua ròng 100 tỷ đồng 
Diễn biến cổ phiếu ngân hàng 2/2: Bất ngờ đến từ VCB, HDB