Sức khoẻ

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn bánh chưng mỗi ngày?

Linh Giao 14/02/2024 - 21:24

Một chiếc bánh chưng trên thị trường nặng khoảng 750g với tổng lượng 2.000 kcal. Với vị mặn ngọt và béo hoà quyện, nhiều người có thể ăn loại bánh này suốt những ngày Tết.

Ngày Tết, nhà nào cũng có bánh chưng đãi khách. Tôi cũng khá thích loại bánh này nhưng lo ngại việc ăn liên tục có thể không tốt cho đường huyết. Mong được bác sĩ tư vấn! (Thuỳ Dương, 50 tuổi, Đồng Nai).

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, trả lời:

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền người Việt, được làm từ nếp, đậu xanh, thịt lợn ba chỉ, tiêu, muối, đường,...

Bánh chưng có các vị mặn - ngọt - béo hòa quyện làm cho người ăn không rời đũa được. Không ít người có thể ăn bánh chưng cả ngày hay trong suốt dịp Tết. Tuy nhiên, để biết rõ về dinh dưỡng 1 chiếc bánh chưng, chúng ta sẽ phân tích 100g lượng calo như sau:

- Mỗi 100g gạo nếp có 344 kcal: chứa 1,7g protein; 0,8g chất xơ; 18g carbohydrate; 4,8cmg selenium; 0,16g chất béo,…

- Mỗi 100g đậu xanh có tổng 105 kcal: chứa 7,02g protein; 0,38g chất béo; 19,15g carbohydrate; 7,6g chất xơ; 27mg canxi, 1,4mg sắt; 48mg magie; 99mg photpho; 266mg kali; 2mg natri…

- Mỗi 100g thịt lợn ba chỉ có tổng 260 kcal: chứa 27g protein; 80mg cholesterol. Ngoài ra, bánh chưng còn kèm theo các gia vị như muối, đường, hạt tiêu.

banh-chung-2-censored.jpg
Bánh chưng - món ăn quen thuộc ngày Tết. Ảnh: Ly Nguyễn.

Một chiếc bánh chưng trên thị trường có trọng lượng khoảng 750g, tổng lượng calo khoảng 2.000 kcal. Với người bình thường có cân nặng trung bình 50kg, lượng calo trung bình là khoảng 1.750kcal/ngày (đường, đạm, chất béo, chất xơ, chất khoáng khác).

Như vậy, chúng ta có thể thấy, việc ăn bánh chưng liên tục sẽ dẫn đến sẽ thừa lượng calo cần thiết cho cơ thể. Lâu ngày, có thể gây ra thừa cân béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch, đường huyết, lipid, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cần lưu ý thêm, những đối tượng nên hạn chế ăn bánh chưng là người mắc các bệnh như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tim mạch khác, người thừa cân - béo phì, bệnh dạ dày - tá tràng, bệnh về da hay mụn nhọt,…

>> Bánh chưng là món truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết nhưng những nhóm người này không nên ăn

Bánh chưng sau Tết có thể trở thành nguồn cơn gây ung thư, thấy dấu hiệu này cần phải vứt bỏ lập tức

Châu Á rộn ràng đón năm mới Ất Tỵ

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/an-banh-chung-qua-nhieu-se-anh-huong-den-suc-khoe-cua-ban-nhu-the-nao-2246045.html
Bài liên quan
  • Người TPHCM thức đêm nấu bánh chưng ngoài hẻm
    Từ khoảng 27 tháng Chạp, những bếp nấu bánh chưng đỏ lửa khắp các con hẻm ở TPHCM. Các gia đình quây quần, thức trắng bên bếp đêm lửa hồng tạo không khí Tết tràn ngập.
  • Hàng trăm hộ dân có Tết nhờ loại cây bán lá
    Nhờ trồng cây dong lấy lá bán, hàng trăm hộ dân ở xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa có thu nhập ổn định, tiền tiêu dịp Tết.
  • Chợ lá dong lâu đời nhất Hà Nội tấp nập từ sáng đến tối
    Chợ lá dong Trần Quý Cáp ở quận Đống Đa, Hà Nội là chợ truyền thống chuyên bán lá dong lâu đời nhất Thủ đô. Những ngày này, khi Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là thời điểm chợ nhộn nhịp không khí người mua, kẻ bán nhất trong năm.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và các nhà ngoại giao gói bánh chưng ngày Tết
    Bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều nữ đại sứ, nhà ngoại giao đã có giây phút thú vị khi trải nghiệm phong vị Tết cổ truyền của Việt Nam qua việc gói bánh chưng, tìm hiểu nghệ thuật, văn hóa về Tết.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn bánh chưng mỗi ngày?
    POWERED BY ONECMS & INTECH