Đô thị đặc biệt của Việt Nam vẫn là vùng 'dẫn sóng' thị trường BĐS trong năm 2025
Theo dự báo của các chuyên gia, đô thị đặc biệt bậc nhất Việt Nam sẽ tiếp tục là vùng "dẫn sóng" thị trường trong năm 2025.
Mới đây, Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - BĐS Dat Xanh Services (Dat Xanh Services - FERI) đã tổ chức sự kiện đánh giá về thị trường BĐS.
Theo Dat Xanh Services, thị trường BĐS Việt Nam hiện đã khép lại giai đoạn "phòng thủ" đầy thận trọng và đang dần chuyển mình sang giai đoạn tấn công với nhiều điểm "sáng" đáng chú ý.
Dưới tác động điều phối của Chính phủ thông qua loạt chính sách, kết hợp cùng với nhu cầu thực tế của từng địa phương, thị trường BĐS Việt Nam đã xuất hiện các vùng thị trường "dẫn sóng" và vùng thị trường "theo sóng".
>> Chưa đầy 10 ngày nữa sẽ thu hồi nhà đất đối với 32 trường hợp này
Theo nhóm chuyên gia của Dat Xanh Services, sức cầu trong năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều cải thiện tích cực; sức mua tập trung chính tại thị trường "dẫn sóng" là các đô thị lớn tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương cùng một số thị trường "theo sóng" là các đô thị vệ tinh của các tỉnh thành "dẫn sóng".
Ở miền Bắc, thị trường dẫn sóng được dự báo tiếp tục là Hà Nội, trong khi đó, các khu vực "theo sóng" gồm các tỉnh như: Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, tập trung nhiều sự quan tâm vào loại hình căn hộ, nhà thấp tầng dự án, nhà riêng lẻ.
Tại miền Trung, thị trường "dẫn sóng" là Đà Nẵng, nơi nhu cầu tập trung chủ yếu vào phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Các thị trường "theo sóng" bao gồm Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Bình, Huế và Bình Định, thu hút sự quan tâm của khách hàng với các loại hình căn hộ và bất động sản nghỉ dưỡng.
Tại miền Nam, TP. HCM và Bình Dương được dự báo tiếp tục là các thị trường "dẫn sóng" nhờ sức hút từ nhóm khách hàng có nhu cầu mua ở thực tại TP. HCM, các khu vực lân cận, cũng như từ phía Bắc. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai được kỳ vọng là các thị trường "theo sóng", với hoạt động nổi bật ở phân khúc căn hộ và nghỉ dưỡng.
Tại miền Tây, Long An được kỳ vọng vừa là thị trường "theo sóng" của TP. HCM, vừa là khu vực "dẫn sóng" cho toàn miền Tây nhờ sự phát triển nổi bật của các loại hình căn hộ và nhà thấp tầng. Bên cạnh đó, Cần Thơ và Kiên Giang (Phú Quốc) cũng hứa hẹn là những thị trường "theo sóng" quan trọng trong khu vực.
Theo nhận định từ Dat Xanh Services - FERI, các tín hiệu khả quan cho thấy năm 2025 có thể là "thời điểm trước ánh bình minh" của một chu kỳ tăng trưởng mới.
Trong giai đoạn này, Chính phủ tiếp tục tập trung tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho dự án bất động sản, tạo động lực để nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này gia tăng. Các chủ đầu tư đang tích cực chuẩn bị nguồn sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, sẵn sàng cho chu kỳ mới.
Đồng thời, các đơn vị môi giới cũng tăng tốc hoàn thiện nguồn lực, trong khi niềm tin của thị trường ngày càng được củng cố. Tất cả đã sẵn sàng để chờ đón sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2025.
Theo Nghị quyết số 1210/2016, đô thị đặc biệt được xác định có vị trí, chức năng và vai trò quan trọng, bao gồm Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Theo quy định, một đô thị đặc biệt phải có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải đạt từ 3 triệu người trở lên.
Hiện tại, Hà Nội và TP. HCM là hai thành phố được xếp loại đô thị đặc biệt. Thủ đô Hà Nội có diện tích hơn 3.358km2 với dân số hơn 8,2 triệu người, trong khi TP. HCM rộng 2.095km2 với dân số gần 10 triệu người.
>> Đô thị đặc biệt của Việt Nam đề xuất xây mới 5 cầu vượt nhẹ tại 4 quận
‘Tiểu Paris của Việt Nam’ đưa một điểm du lịch thành công viên ánh sáng lớn nhất cả nước 
Chỉ 5 ngày nữa, sân vận động 15.000 chỗ phục vụ giải bóng đá vô địch quốc gia sẽ hoàn thành