Độc đáo dòng sông Như Nguyệt có hai nguồn nóng lạnh lớn bậc nhất miền Bắc, được biết đến với mỹ danh dòng sông quan họ

09-05-2024 09:58|Thùy Dung

Mặc dù nhiệt độ nước không chênh lệch quá nhiều nhưng đặc điểm này trở thành dấu ấn khác biết cho dòng sông thơ mộng.

Hai nguồn nóng lạnh của dòng sông

Sông Cầu, miền xuôi còn gọi sông Như Nguyệt hay dòng sông Quan họ, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, có ý nghĩa to lớn với đồng bằng sông Hồng và lưu vực của nó. Dòng sông này chảy qua các tỉnh như Bắc Kạn, Thái Nguyên rồi uốn mình chảy về miền xuôi qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương... mang lại giá trị lớn cho địa phương nơi con sông đi qua.

Lưu vực sông Cầu là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy) và cũng là một trong những lưu vực sông lớn ở Việt Nam, có vị trí địa lý đặc biệt, đa dạng và phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nằm trong lưu vực của nó.

Sông Cầu khởi nguồn từ đỉnh Phja Khao, còn gọi là núi Tham Thẩu (Tam Tao), xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Theo tiếng Tày, Phja Khao nghĩa là Núi Trắng. Từ trung tâm xã Phương Viên đến nơi khởi nguồn sông Cầu chỉ mất khoảng 5km. Dưới tán rừng xanh thẫm, đầu nguồn sông Cầu hiện ra với vẻ đẹp hoang sơ.

Dòng nước chảy từ chân phía núi Phja Khao xuống tạo thành từng tầng nước, xen giữa là các tảng đá mồ côi lớn nhỏ. Nước trong vắt nhìn rõ cả từng viên sỏi, đá. Quanh khu vực thượng nguồn chủ yếu là rừng phòng hộ với nhiều cây tạp, chỉ có tiếng nước róc rách chảy, thi thoảng có tiếng chim muông. Người dân nơi đây cho biết, đầu nguồn sông Cầu có một nhánh bắt nguồn từ Núi Trắng, một nhánh lượng nước nhiều hơn gọi là “mốc 3 cạnh” thuộc dãy núi giáp ranh xã Bằng Phúc, Quảng Bạch, khi đến trung tâm thôn Bằng Viễn 1 thì hai nhánh hòa làm một..

Điểm đặc biệt của con sông Cầu là nó có tới hai nguồn ở thượng nguồn. Ngoài nguồn chính từ xã Phương Viên, đến đoạn thành phố Bắc Kạn, dòng sông nhận thêm một nguồn nữa từ xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông hợp lưu. Cụ Lý Khoa, Bản Áng (TP Bắc Kạn) bảo, không biết tự bao giờ và vì sao người dân Bắc Kạn gọi nhánh từ xã Phương Viên là sông nóng còn nhánh từ xã Đôn Phong là Nặm Cắt (nước lạnh) mặc dù về nhiệt độ nước thì không quá chênh lệch.

Dòng sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Kạn

(TyGiaMoi.com) - Dòng sông Cầu chảy qua tỉnh Bắc Kạn

Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có diện tích hơn 1.372km2. Từ thành phố Bắc Kạn, sông Cầu uốn mình bên những cánh rừng tự nhiên, sải rừng trồng soi bóng xuống mặt nước. Có tới hơn 30 nhánh suối nhỏ đổ vào sông trên địa phận Bắc Kạn bổ sung thường xuyên lượng phù sa màu mỡ cho sông, như: Khuổi Bún, Nà Cú, Khuổi Lung, Tát Mèo, Cửa Khe, Khe Thuồng, Pe Pầu, Nhị Ca… Vì vậy, càng về xuôi thì lượng nước trên sông lại càng nhiều hơn.

Dòng sông nghĩa tình

Lưu vực sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có diện tích là 1.372,78km2, bao gồm 44 xã, phường, thị trấn. Sông Cầu là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, với tổng lượng nước hàng năm ước tính khoảng 20 triệu m3, một số dòng chảy được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sản xuất điện ( hồ Thuỷ điện Nặm Cắt có diện tích mặt nước trên 200ha). Những con số khô khan ấy đủ cho thấy dòng sông Cầu có ý nghĩa lớn như thế nào đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Nước sông Cầu không chỉ đơn thuần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mà còn được lọc trở thành nước sinh hoạt cung cấp cho hàng ngàn hộ dân tại thị xã Bắc Kạn. Phần nước đầu nguồn tại nhánh sông lạnh đang phục vụ cho trên 5.000 hộ dân tại thị xã Bắc Kạn. Sông Cầu vì thế trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của hàng vạn người dân. Từ thị xã Bắc Kạn, sông Cầu uốn mình bên những cánh rừng tự nhiên, sải rừng trồng với những cây keo bạt ngàn soi bóng xuống mặt nước. Từ đặc điểm về lưu lượng và tốc độ dòng chảy, chế độ thủy văn ảnh hưởng lớn tới sự xâm thực bề mặt nên sông Cầu có lượng ngậm cát bùn khá cao.

Sông Cầu cung cấp nước và sinh kế cho nhiều người dân địa phương

(TyGiaMoi.com) - Sông Cầu cung cấp nước và sinh kế cho nhiều người dân địa phương

Tại Thác Bưởi (Chợ Mới) tỷ lệ ngậm cát trung bình là 233g/m3, mức chuyển cát 12,1kg/s và tổng lượng phù sa 380 triệu m3/năm. Lượng phù sa tuy không quá lớn nhưng lại rất tốt khi chứa khoảng 3,0% Ca và P2O5, tỷ lệ ni tơ khoảng 0,77- 0,88%. Có tới trên 30 nhánh suối nhỏ đổ vào sông trên địa phận Bắc Kạn bổ sung thường xuyên lượng phù sa như Khuổi Bún, Nà Cú, Khuổi Lung, Tát Mèo, Cửa Khe, Khe Thuồng, Pe Pầu, Nhị Ca…

Hiện tại trên lưu vực sông Cầu ở Bắc Kạn, tỉnh đã xây dựng khoảng 500 công trình thủy lợi thu nước sông phục vụ sản xuất nông nghiệp và một số công trình thu nước phục vụ khu công nghiệp Thanh Bình. Trong đó, có 18 trạm bơm; 12 hồ chứa và 277 đập dâng, phai, kênh. Sông Cầu phục vụ tưới tiêu cho rất nhiều cánh đồng lớn ở những địa bàn nó đi qua.

>> Con sông nằm trong hẻm núi uốn lượn như mê cung, quanh co lên đến 270 độ

Điều kỳ lạ trên dòng sông có quy mô khổng lồ nhất hành tinh: Dài gần 7.000km nhưng tuyệt nhiên không có cây cầu nào bắc qua

Độc đáo làng cổ bên dòng sông Thu Bồn: Suốt chiến tranh không viên đạn nào bay qua, nay được ví như Nam Bộ thu nhỏ giữa miền Trung bởi lý do này

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/doc-dao-dong-song-nhu-nguyet-co-hai-nguon-nong-lanh-lon-bac-nhat-mien-bac-duoc-biet-den-voi-my-danh-dong-song-quan-ho-d122202.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Độc đáo dòng sông Như Nguyệt có hai nguồn nóng lạnh lớn bậc nhất miền Bắc, được biết đến với mỹ danh dòng sông quan họ
    POWERED BY ONECMS & INTECH