Doanh nghiệp A-Z

Đối thủ một thời của Trường Hải, Vinaxuki, Suzuki nối dài chuỗi thua lỗ 14 năm, vốn hóa giảm 80% sau 10 tháng

Thu Huyền 21/04/2025 - 21:43

Doanh thu quý I/2025 của Ô tô Giải Phóng tăng gấp 20 lần, nhưng vẫn không đủ bù chi phí dẫn đến thua lỗ. Vốn chủ sở hữu âm, tài sản chỉ còn 33 tỷ đồng trong khi nợ vay vượt 51 tỷ.

CTCP Ô tô Giải Phóng (UPCoM: GGG ) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu thuần 20,9 tỷ đồng, tăng hơn 20 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều khoản chi phí như giá vốn hàng bán (21,6 tỷ đồng), lãi vay (2,2 tỷ đồng), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (0,5 tỷ đồng). Kết quả, Ô tô Giải Phóng lỗ sau thuế 3,6 tỷ đồng, nối dài nỗi buồn sau chuỗi thua lỗ 14 năm liên tiếp.

Đối thủ một thời của Trường Hải, Vinaxuki, Suzuki nối dài chuỗi thua lỗ 14 năm, vốn hóa giảm 80% sau 10 tháng
Kết quả kinh doanh quý I/2025 của Ô tô Giải Phóng (Nguồn: GGG)

Tại thời điểm ngày 31/3, doanh nghiệp âm vốn chủ sở hữu 54,7 tỷ đồng. Công ty đang nợ 88,2 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay lên đến 51,3 tỷ đồng. Số nợ vay còn lớn hơn cả tổng tài sản của doanh nghiệp là 33,4 tỷ đồng, được phân bổ chủ yếu vào hàng tồn kho (13,3 tỷ đồng) và tài sản cố định (19,1 tỷ đồng). Tiền mặt cạn kiệt, chỉ còn 271,4 triệu đồng.

CTCP Ô tô Giải Phóng (viết tắt GMC) được thành lập vào ngày 10/10/2001 với 3 cổ đông sáng lập, ban đầu có tên là CTCP Cơ điện Hà Giang. Đến năm 2008, doanh nghiệp đổi tên thành như hiện tại và là chủ đầu tư của Nhà máy ô tô Giải Phóng rộng 7ha tại Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang.

Nhãn hiệu ô tô Giải Phóng đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ và được Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam bình chọn là nhãn hiệu cạnh tranh năm 2008. Sản phẩm của công ty bao gồm xe tải nhẹ, xe chuyên dùng và xe du lịch. Trong đó, xe tải nhẹ với giá cả cạnh tranh là sản phẩm trọng điểm. Đối thủ của hãng là Trường Hải, Vinaxuki, Cửu Long TMT và Suzuki...

Trong quá khứ, Nhà máy ô tô Giải Phóng từng đi đầu trong việc đầu tư trang bị dây chuyền sơn tĩnh điện đồng bộ tiên tiến của hãng sơn PPG (Hoa Kỳ), nhà cung cấp sơn cho Ford, Mercedes, Honda, Toyota, GM, Hyundai… Đồng thời, hãng cũng phát triển được 70 điểm bán hàng tại 30 tỉnh, thành phố trên cả nước, từ Bắc vào Nam.

Tại thời điểm cuối năm 2023, GMC vẫn giới thiệu rằng hệ thống phân phối của mình trải rộng với hơn 40 đại lý, bao phủ trên 80% địa giới hành chính cấp tỉnh trên toàn quốc. Tuy nhiên, điều này cũng không giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số.

Dù đang chìm trong thua lỗ, khó có khả năng cải thiện, ban lãnh đạo công ty khẳng định chưa có bất kỳ dự định nào về việc dừng hoạt động của công ty trong nhiều năm tới.

Theo báo cáo thường niên 2024, số nhân sự còn lại của công ty là 44 người, bao gồm: Nhân viên văn phòng (8 người) với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng, công nhân sản xuất (22 người) với thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng và nhân viên gián tiếp tại nhà máy ô tô (6 người).

Đối thủ một thời của Trường Hải, Vinaxuki, Suzuki nối dài chuỗi thua lỗ 14 năm, vốn hóa giảm 80% sau 10 tháng
Cổ phiếu GGG "bốc hơi" gần 80% giá trị sau gần 1 năm

Trên thị trường, trong phiên sáng 21/4, cổ phiếu GGG đang giao dịch quanh mức 1.500 đồng/cp, định giá công ty ở mức 50 tỷ đồng, giảm gần 80% sau 10 tháng.

>> Bàn giao loạt căn hộ thuộc dự án gần 14.800m2 tại Hà Nội, một công ty báo doanh thu tăng 356 lần

Cổ phiếu FPT giảm 28%, CTCK Top 5 'tháo chạy': Xả bán loạt VN30 để gom cổ phiếu lạ

Cho thuê bất động sản tại quận 1, doanh nghiệp địa ốc phía Nam báo lãi quý I/2025 tăng 2.900%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/doi-thu-mot-thoi-cua-truong-hai-vinaxuki-suzuki-noi-dai-chuoi-thua-lo-14-nam-von-hoa-giam-80-sau-10-thang-287356.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Đối thủ một thời của Trường Hải, Vinaxuki, Suzuki nối dài chuỗi thua lỗ 14 năm, vốn hóa giảm 80% sau 10 tháng
    POWERED BY ONECMS & INTECH