Bất động sản

Dự án trường đại học gần 770 tỷ bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ đón tin vui

Hải Đăng 04/11/2024 23:00

Dự án trường đại học mang tên gọi là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền ở Việt Nam - Hoa Lư đang dần hoàn thiện, hẹn sẽ "về đích" vào năm 2025.

Dự án xây dựng Trường Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) được phê duyệt đầu tư và triển khai từ năm 2007 với tổng diện tích ban đầu 25ha tại xã Ninh Nhất với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 488 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Trường Đại học Hoa Lư là chủ đầu tư thời gian đầu, nhưng do khó khăn về nguồn vốn, dự án đã phải tạm dừng thi công và rơi vào tình trạng bỏ hoang suốt hơn 15 năm.

Đến năm 2019, dự án được chuyển giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư.

Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học và đáp ứng mục tiêu của Đề án Quy hoạch phát triển Trường Đại học Hoa Lư giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt điều chỉnh và bổ sung dự án, giảm quy mô từ 25,2ha xuống còn 17,3ha.

Theo báo Xây Dựng, sau khi được điều chỉnh và bổ sung, tổng mức đầu tư của dự án tăng gần 300 tỷ đồng, lên mức gần 770 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung bao gồm ngân sách Trung ương, vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh Ninh Bình với thời gian thực hiện dự án kéo dài đến hết năm 2025.

Dự án hiện đang được triển khai khẩn trương với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025.

Vào năm 2023, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt điều chỉnh và bổ sung cho dự án này theo Quyết định số 569/QĐ-UBND ngày 19/7/2023, nâng tổng mức đầu tư sau điều chỉnh lên 769,9 tỷ đồng, với thời gian thực hiện đến hết năm 2025.

Dự án trường đại học mang tên đế đô đầu tiên của Việt Nam dự sẽ về đích vào năm 2025 sau một thập niên 'lỡ hẹn'
Dự án trường Đại học Hoa Lư mở rộng đang dần hoàn thiện sau hơn chục năm chậm tiến độ vì thiếu vốn. Ảnh: Báo Xây Dựng

Nguồn vốn cho dự án bao gồm ngân sách Trung ương, vốn chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh.

>> Đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt gần 184.000 tỷ nối Lào Cai với tỉnh có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam

Trước khi có quyết định điều chỉnh, tổng vốn ngân sách đã được bố trí cho dự án là 246,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương đóng góp trên 92,3 tỷ đồng và ngân sách tỉnh là hơn 150,7 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Ninh Bình đã phân bổ thêm 453,8 tỷ đồng cho dự án.

Các hạng mục đầu tư chính bao gồm: Nhà hiệu bộ (9 tầng), giảng đường A và B (4 tầng), khu thư viện – y tế – nhà ăn (2 tầng), nhà hội trường (3 tầng), nhà thi đấu, xưởng thực hành, trạm xử lý nước thải, cùng với các hạ tầng kỹ thuật và hạng mục phụ trợ. Theo điều chỉnh, quy mô diện tích của dự án xây dựng trường Đại học Hoa Lư được giảm từ 25,2ha xuống còn 17,3ha. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình là đơn vị chủ đầu tư.

Dự án trường đại học mang tên đế đô đầu tiên của Việt Nam dự sẽ về đích vào năm 2025 sau một thập niên 'lỡ hẹn'
Dự án hiện đã hoàn thành được 60% khối lượng công việc. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết

Đại diện chủ đầu tư cho biết hiện đơn vị và nhà thầu thi công đang dốc toàn lực, khắc phục khó khăn để đẩy nhanh tiến độ, cam kết hoàn thành các hạng mục sớm hơn so với kế hoạch đề ra, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

Theo vị đại diện, nhờ sự sát sao của chủ đầu tư, cùng tinh thần làm việc không quản nắng mưa của đội ngũ thi công, gồm hơn 30 cán bộ kỹ thuật và hơn 300 công nhân lao động làm việc liên tục, từ tháng 8/2023 đến nay, dự án đã hoàn thành được 60% khối lượng công việc.

Từ nay đến cuối năm 2024, chủ đầu tư dự kiến hoàn thành 80% khối lượng công việc, bao gồm các hạng mục như nhà hiệu bộ, hai giảng đường, khu thư viện, nhà y tế, nhà ăn và xưởng thực hành. Các hạng mục khác như nhà thi đấu, nhà hội trường và bể bơi sẽ hoàn thiện phần thô với mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án trước tháng 9/2025.

Theo báo Đại Đoàn Kết, mặc dù mục tiêu đã rõ, nhưng điều khiến dư luận cũng như người dân địa phương quan tâm nhất đó là khi Trường Đại học Hoa Lư mở rộng hoàn thành, liệu có thu hút được sinh viên tới đây học hay không.

Bởi vì trên thực tế, ngay chính tại cơ sở chính của Trường ĐH Hoa Lư nằm trong lòng TP. Ninh Bình hiện cũng đang tuyển sinh thiếu hụt, chỉ đạt từ mức 30 - 40% so với mục tiêu của nhà trường.

Cố đô Hoa Lư nằm tiếp giáp giữa huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư, thuộc địa phận xã Trường Yên, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây rất gần với các danh lam thắng cảnh nức tiếng Ninh Bình như Tuyệt Tình Cốc, Chùa Bái Đính, Tràng An,... Trong dòng chảy của lịch sử, Cố đô Hoa Lư từng in dấu các triều đại Đinh, Tiền Lê đến đầu nhà Lý. Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền (đế đô đầu tiên) khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968.

Ngày nay dấu tích của Cố đô Hoa Lư thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội gần 100km về phía Nam.

Cố đô Hoa Lư được xem là một trong bốn vùng lõi của Quần thể danh thắng Tràng An, đây là điểm đến đậm đà giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc.

Mặc thời gian thoi đưa, cố đô vẫn yên bình nằm đó, tuy trầm mặc nhưng vẫn đầy uy nghi, được xem như dấu ấn vàng son đánh dấu một thời dân tộc oai hùng.

>> Tỉnh sở hữu khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam sẽ cắt giảm một huyện sau khi sáp nhập

Bộ Giao thông vận tải lý giải vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không đặt quá gần nhau

Nguồn cung nội đô khan hiếm, dự án duy nhất đang triển khai ở Tây Nam Linh Đàm gây chú ý

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/du-an-truong-dai-hoc-mang-ten-de-do-dau-tien-cua-viet-nam-du-se-ve-dich-vao-nam-2025-sau-mot-thap-nien-lo-hen-257920.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dự án trường đại học gần 770 tỷ bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ đón tin vui
    POWERED BY ONECMS & INTECH