Với tổng chiều dài khoảng 10.000 km trên toàn đất nước, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia sở hữu nhiều đường cao tốc chất lượng hàng đầu châu Á, trong đó có những tuyến cũng chỉ được thiết kế và xây dựng 2 làn như tại Việt Nam.
Nhiều đoàn du khách Việt khi du lịch Nhật Bản đều được trải nghiệm đi trên các cao tốc lớn nhỏ và không khỏi trầm trồ trước sự hiện đại của các công trình giao thông ở nước này. Trong ảnh là cao tốc Kyushu (Nhật Bản) dài 346,3km, bắt đầu từ Kitakyushu đến phía tây Kagoshima.
Đi trên xe, du khách cũng được hướng dẫn viên bản xứ giới thiệu sơ lược về giao thông quốc gia này, một trong những niềm tự hào của người dân Nhật Bản.
Nhìn chung, cảnh sắc trên đường cũng cách thiết kế cao tốc ở Nhật rất đa dạng. Tùy địa hình và vị trí mà các kỹ sư cầu đường xứ Phù Tang bố trí, sắp xếp khác nhau. Toàn tuyến có cả đoạn thiết kế  cho 6 làn lẫn 4 làn và cả 2 làn. Ví dụ từ Dazaifu tới Kurume là 6 làn và 4 làn từ Moji đến Dazaifu và từ Kurume đến Kagoshima.
Đặc biệt, đường cao tốc ở xứ sở mặt trời mọc rất sạch đẹp, hầu như không có tình trạng lồi lõm. Hầu hết tài xế đều rất tuân thủ luật lệ giao thông.
Khi đến đoạn gần cửa hầm, các phương tiện bắt đầu phải giảm dần xuống 80km/h. Tốc độ thông thường là 100km/h nhưng có những đoạn rộng 3 làn (một chiều) ô tô được phép chạy lên tới 120km/h.
Cao tốc này cũng có những đoạn không có làn dừng khẩn cấp liên tục giống như ở một số tuyến cao tốc tại Việt Nam .
Quang cảnh 2 bên đường những lúc giao mùa xen lẫn sắc lá đủ màu tạo nên những bức tranh tuyệt sắc. Ở những vị trí gần cửa hầm chui qua núi, tuy chỉ có hai làn xe vẫn có thêm làn dừng khẩn cấp ở hai chiều đường.
Cầu vượt bắc ngang cao tốc dành cho các loại phương tiện khác được xây dựng ở vị trí hợp lý, xe quá khổ có thể thoải mái đi qua mà không bị hạn chế về chiều cao.
Việc áp dụng thu phí không dừng ETC được triển khai rộng rãi ở Nhật Bản bắt đầu từ năm 2001. Đối với xứ xở mặt trời mọc, đường cao tốc là nhân tố rất quan trọng, có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế  và xã hội của một quốc gia.
Chính phủ nước này từng cam kết sẽ không thu phí đường cao tốc trong tương lai. Ban đầu, dự luật dự kiến áp dụng từ năm 2065, nhưng sau đó đã tăng thêm 50 năm, dự kiến bắt đầu áp dụng vào 2115.
Được biết, đường cao tốc  ở Nhật Bản trước đây tiến hành bằng cách xây dựng từ các khoản nợ và sẽ miễn phí chúng sau khi trả lại phí cầu đường thu được từ người sử dụng. Nơi thu phí đầu tiên của Nhật Bản là cao tốc Meishin, mở cửa năm 1963. Đường cao tốc Tomei được mở sau đó cũng áp dụng phương pháp tương tự và được lên kế hoạch miễn thu phí vào 23 năm sau.
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý và phát triển bất động sản 
Ngôi làng cổ hơn 1.000 năm tuổi tọa lạc ở nơi từng được gọi là ‘nguồn suối của các vị thần’