FED xoay trục chính sách, liệu USD có còn là 'vua'?

26-12-2023 11:35|Linh Nhi

Lãi suất giảm thường được coi là một trở ngại đối với đồng USD, khiến tài sản định giá bằng đồng tiền Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong hai thập kỷ nhờ đợt tăng lãi suất của FED vào năm 2022, đồng USD của Mỹ cơ bản ổn định trong năm nay nhờ vào sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ và cam kết của Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục tăng chi phí cho vay.

Cuộc họp của FED tuần trước đánh dấu một sự thay đổi bất ngờ, Chủ tịch Jerome Powell cho biết, đợt thắt chặt chính sách tiền tệ lịch sử đưa lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ có thể đã kết thúc nhờ lạm phát hạ nhiệt. Các nhà hoạch định chính sách của FED hiện dự kiến cắt giảm lãi suất 0,75% vào năm tới.

Lãi suất giảm thường được coi là một trở ngại đối với đồng USD, khiến tài sản định giá bằng đồng tiền Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Mặc dù các chiến lược gia đã dự đoán đồng USD sẽ suy yếu trong năm tới, tốc độ cắt giảm lãi suất nhanh hơn có thể đẩy nhanh sự suy giảm của đồng tiền này.

Tuy nhiên, đặt cược vào đồng USD yếu là một động thái mang đầy rủi ro trong những năm gần đây và một số nhà đầu tư cảnh giác với việc này. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các nền kinh tế khác có thể là một yếu tố gây trở ngại cho các nhà đầu tư theo xu hướng giá USD giảm.

Đối với Mỹ, đồng USD suy yếu sẽ làm cho hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh hơn ở nước ngoài và tăng lợi nhuận của các công ty đa quốc gia bằng cách làm cho việc chuyển đổi lợi nhuận nước ngoài của họ sang USD trở nên rẻ hơn.

Bất chấp những nỗ lực phi USD hóa của các quốc gia, dẫn đầu là Trung Quốc và Nga, đồng USD vẫn vững vàng ở vị trí hàng đầu.

Kiều hối về TP HCM tăng vọt lên 9 tỷ USD, gấp gần ba lần vốn FDI
Ảnh minh hoạ

Tại Diễn đàn Tài chính Quốc tế diễn ra vào cuối tháng 10, các chuyên gia tài chính và nhà kinh tế học cho rằng tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một sự thay thế đáng tin cậy nào cho đồng USD bất chấp những nỗ lực phi đôla hóa của Trung Quốc và các quốc gia khác.

Đánh giá mới nhất từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cũng chỉ ra rằng đồng nhân dân tệ vẫn còn một chặng đường dài mới có thể gây áp lực lên thế thống trị của đồng USD.

Phân tích của PBOC chỉ ra, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ trong thanh toán toàn cầu, tài chính thương mại và dự trữ ngân hàng trung ương vẫn còn kém xa đồng USD bất chấp những tăng trưởng trong thời gian qua, Khoảng 60% các khoản yêu cầu thanh toán bằng ngoại tệ và quốc tế và nợ phải trả vẫn đang được tính bằng USD.

Đồng USD trên thực tế vẫn là loại tiền tệ chiếm ưu thế trên các thị trường chứng khoán và trái phiếu lớn nhất trên toàn cầu. Đồng USD cũng đang được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống SWIFT, thực hiện hơn 42 triệu giao dịch/ngày với giá trị trung bình gần 5.000 tỷ USD/ngày.

Cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương Malaysia Nor Shamsiah cho rằng sự phụ thuộc vào đồng USD không phải là điều mà các quốc gia khác có thể dễ dàng vượt qua. Theo bà, tham vọng phát triển đồng tiền chung trong khu vực được thúc đẩy bởi sự gia tăng thương mại trong khu vực chứ không phải do xu hướng phi USD hóa.

Tuy nhiên, theo tổ chức phân tích International Banker, đối với hầu hết quốc gia, mục tiêu quan trọng nhất, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, không phải là để thay thế USD trở thành đồng tiền dự trữ hàng đầu thế giới. Mục tiêu của họ là để đạt được sự đa dạng hóa vừa đủ về tiền tệ, tránh bị ảnh hưởng nhiều bởi các biện pháp trừng phạt liên quan đến kinh tế, thương mại của Mỹ.

>> Đồng USD giảm giá: Người cười nụ, kẻ khóc thầm

Xuất nhập khẩu xác lập mức kỷ lục mới, hướng tới mốc lịch sử 1.000 tỷ USD

Đan Mạch chi 1,5 tỷ USD bảo vệ Greenland sau tuyên bố gây tranh cãi của ông Trump

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/fed-xoay-truc-chinh-sach-lieu-usd-co-con-la-vua-216990.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    FED xoay trục chính sách, liệu USD có còn là 'vua'?
    POWERED BY ONECMS & INTECH