Founder mỹ phẩm thuần chay LUCI: Đi lên từ nghèo khó, chấp nhận “làm lại từ đầu” và khát khao truyền cảm hứng cho phụ nữ hiện đại
"Tôi mong muốn xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ và thành công trong ngành mỹ phẩm, đồng thời truyền cảm hứng cho phụ nữ khác trên con đường kinh doanh”.
Trong không gian đầy nắng và gió của một quán cafe sân thượng, chúng tôi có dịp trò chuyện với chị Nguyễn Cát Tiên Minh - CEO Công ty TNHH LUCI Group, hay còn được biết đến là thương hiệu mỹ phẩm thuần chay LUCI. Cuộc trò chuyện diễn ra trong không gian thoải mái, chúng tôi càng ngưỡng mộ khi chị Minh toát ra một dáng vẻ vô cùng tự tin và nhiều năng lượng khi nói về chuyện kinh doanh, về đam mê với mỹ phẩm thuần chay và cả những chuyện gia đình thầm kín.
Qua cuộc trò chuyện, chúng tôi hiểu hơn về sứ mệnh mà nữ CEO của LUCI đang muốn truyền tải với phụ nữ hiện đại, về mục tiêu sống và quyết tâm sống trọn với đam mê luôn cháy bỏng.
Xin chào chị Tiên Minh, niềm đam mê với kinh doanh của chị bắt nguồn từ đâu? Những công việc kinh doanh đầu tiên của chị là gì?
Niềm đam mê với kinh doanh của tôi bắt đầu từ khao khát mạnh mẽ về việc phát triển và khẳng định bản thân. Tôi luôn tin rằng chúng ta có tiềm năng lớn, và kinh doanh là một phương tiện tuyệt vời để khám phá và phát huy tiềm năng đó.
Niềm đam mê với kinh doanh không chỉ giúp tôi phát triển bản thân mà còn cho phép tôi thấy hứng thú và ý nghĩa trong việc tạo ra giá trị cho người khác và cộng đồng. Đó chính là lý do tại sao tôi đã quyết định theo đuổi kinh doanh và dấn thân vào con đường này.
Về công việc kinh doanh đầu tiên thì từ năm 2015, tôi đã bắt đầu bán quần áo online. Lúc ấy tôi cũng đã tự lóc cóc đi nhập hàng rồi tự selfie, làm mẫu chụp ảnh bán hàng. Cũng bán được khoảng 3-4 tháng nhưng mình không biết quản lý tài chính nên là cứ làm xong là tiền đi đâu hết. Đây cũng là cái bài học đầu tiên của tôi nhận được trong kinh doanh.
Được biết chị từng điều hành 1 học viện liên quan đến thẩm mỹ khá có tiếng tại Hà Nội, nhưng sau đó chị đã lùi về sau để dành trọn thời gian và tâm huyết cho LUCI, không biết lý do gì đã khiến chị quyết định rời bỏ 1 công việc ổn định để xây dựng LUCI? Chị có mong muốn gì gửi gắm vào đây?
Về cơ duyên với LUCI thì phải kể một câu chuyện dài. Sau công việc kinh doanh đầu tiên thì tôi tiếp tục làm việc bằng ngành trang điểm cô dâu. Sau đấy thì bén duyên với nghề nối mi. Ban đầu tôi cũng hay đi nối mi thì tôi nhận thấy rằng là ngành nối mi chi phí đầu tư thì ít và rất nhiều tiềm năng như thế này mà lại không ai làm. Nên sau đó tôi chuyển sang đi học rồi đi đào tạo nối mi.
Trước đó khi làm nghề trang điểm thì tôi cũng từng trang điểm cho rất nhiều hotgirl ở Hà Nội, sau khi làm nối mi thì cũng tặng cho họ những gói nối mi miễn phí. Thế là từ đấy trở đi là tôi rất hot, vì thứ nhất tôi có nguồn lực nhiều hotgirl và thứ hai là tôi là người đi đầu xu hướng nên là học viện nối mi của tôi ngày xưa trở thành số 1 Hà Nội, thậm chí là số 1 Việt Nam. Hồi năm 2019 - 2020, tôi cực kỳ hot, có rất nhiều thông tin của tôi trên mạng và học viên cũng rất là đông.
Nhưng khi đó tôi đi lên từ chuyên gia giảng dạy, chỉ là một người đứng ở phía sau, mà tôi thì không thích điều ấy. Tôi muốn mình phải là người chủ động “làm”. Khi đã nhận ra được cái tầm nhìn ấy thì dần dần mỹ phẩm thuần chay nó tới với mình.
Lý do quan trọng nhất khiến tôi quyết định rời bỏ công việc điều hành học viện đào tạo nối mi để tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng LUCI chính là đam mê và tầm nhìn của tôi. Lĩnh vực mỹ phẩm là đam mê mà tôi luôn khát khao và tôi thấy rằng, việc phát triển sản phẩm mỹ phẩm thuần chay có tiềm năng mang lại giá trị thực sự cho người tiêu dùng. Tôi muốn thực hiện tầm nhìn của mình trong lĩnh vực này, tạo ra các sản phẩm chất lượng và thúc đẩy ý thức về làm đẹp bền vững. Tôi tin rằng làm đẹp không chỉ là về việc cải thiện vẻ ngoại hình, mà còn về việc tôn trọng và yêu quý bản thân và môi trường.
Ngoài ra, tôi có một ước mơ riêng về việc tạo ra một thương hiệu mỹ phẩm thực sự thuần chay và thân thiện với môi trường, điều này bắt nguồn từ lối sống của mình. Bên cạnh đó, cái key “mỹ phẩm thuần chay” cũng rất phù hợp với “tầm nhìn” của thế giới bởi vì hiện giờ thì ai cũng quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19.
Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng một cộng đồng ủng hộ phong cách sống xanh, việc tạo ra LUCI không chỉ là việc kinh doanh, mà còn là cách để tôi thể hiện ước mơ và gửi đi thông điệp về sự quan trọng của làm đẹp bền vững.
Cho đến hiện tại thì LUCI đã hoàn thành được nh ững dự án gì liên quan đến “sống xanh” và trong tương lai LUCI sẽ hướng tới những hoạt động như thế nào?
Từ khi thành lập thì cái giá trị cốt lõi của LUCI luôn là phát triển sản phẩm song hành với giá trị con người. Vậy thì trong giá trị con người thì sẽ có rất nhiều hoạt động cần chia sẻ. Cụ thể hơn thì từ năm 2022 đến giờ, LUCI đã hoạt động được 3 dự án.
Dự án đầu tiên là “Ăn sạch Sống xanh”. Tôi có mời một số KOLs có tầm ảnh hưởng trong ngành Sức khỏe đến để chia sẻ và giáo dục những người tham gia, giúp họ sẽ có một lời sống sạch hơn, ăn những bữa ăn healthy hơn.
Dự án thứ 2 liên quan đến rác thải, cụ thể hơn đó chính là tái chế. Hoạt động tái chế này thì lan tỏa làm sao để mọi người có thể là tài chế những cái dụng cụ trong gia đình của mình, để mọi người có thể là không thải rác ra môi trường Vì bây giờ vấn nạn về ô nhiễm môi trường thì đang là một vấn nạn nhức nhối.
Dự án số 3 chính là dự án sẽ được tổ chức trong tháng 11 này. LUCI đang chuẩn bị một hoạt động là “Bảo vệ những đôi mắt xanh non”, với ý nghĩa chính là bảo vệ động vật.
Trong mỹ phẩm thuần chay là có 3 yếu tố, một trong số đó chính là không thử nghiệm trên động vật. Tôi và LUCI đã lấy điều đó để làm tiền đề, làm cảm hứng để tổ chức một hoạt động liên quan tới bảo vệ động vật cho tháng 11 này.
Về vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là rác thải nhựa liên quan trực tiếp tới những bao bì của sản phẩm mỹ phẩm. Chị có suy nghĩ gì và LUCI có biện pháp khắc phục điều này như thế nào?
Vỏ bao bì nếu nói về tái chế thì rất là khó. Nếu mà có thể nói là “Ôi tôi dùng cái vỏ để bảo vệ môi trường!” thì đấy là nói dối người tiêu dùng. Đó là lý do tôi không muốn chia sẻ về điều này vì điều đó không thực tế. Có rất nhiều người tương hiệu họ nói là đang dùng bao bì tái chế nhưng thực tế thì không phải như vậy. Bởi vì giấy mà đã thải ra là không bảo vệ được.
Còn việc bao bì thì LUCI cũng đang rất cố gắng thực hiện sản xuất bao bì sản phẩm bằng chất liệu thủy tinh. Cái này thì mình có thể là tái chế được. Nhưng cũng phải nhìn nhận một vấn đề đó là ở Việt Nam rất hạn chế về mặt sản xuất bao bì, chai lọ đựng sản phẩm. Nhưng LUCI vẫn đang cố gắng thực hiện thay đổi dần dần điều này.
Chị nghĩ như thế nào về việc hiện tại có rất nhiều những TikToker hoặc là Reviewer mỹ phẩm người ta có rất nhiều cách PR sản phẩm khác nhau?
Thực ra là mình vẫn phải tự thấu hiểu làn da của mình đã. Dù có thể nó cũng sẽ có những kiến thức chung khi lựa chọn mỹ phẩm cho da, nhưng nó cũng sẽ những sự phù hợp riêng.
Hiện tại ví dụ có một số bạn Beauty Blogger nói rằng là bôi kem chống nắng thì phải dùng 3 đốt ngón tay, nhưng nếu đối với một bạn da dầu hoặc nói lớn hơn là với thời tiết tại Việt Nam nóng như thế này, thì làm sao có thể chỉ bôi như thế?!
Hoặc là có những bạn bảo là ban ngày là phải dùng toner, phải dùng serum, phải dùng đủ các chất, các bước nhưng cũng không phải như vậy. Bởi vì với thời tiết nóng như ở Việt Nam, việc họ bôi như vậy sẽ làm bí da, khiến bít lỗ chân lông và gây ra các vấn đề cho da.
Vậy nên, mỗi người đều phải thật sự hiểu làn da của mình, hiểu xem nó muốn gì, nó cần gì, thiếu gì để điều chỉnh các quy tắc chung cho phù hợp.
Chị có muốn phát triển nhiều sản phẩm hơn cho LUCI không?
Có chứ! Trong riêng tháng 11 này là LUCI đang phát triển 2 sản phẩm, một là sản phẩm sữa rửa mặt tía tô, hai đó chính là kem dưỡng hạt chia.
Thực ra là tôi muốn ra mắt sản phẩm rất lâu rồi nhưng do quá trình nghiên cứu sản phẩm của LUCI tôi đều cho nghiên cứu cực kì lâu. Đặc biệt là sản phẩm kem dưỡng, tính đến hiện tại là tôi nghiên cứu đúng 1 năm mới có thể ra mắt.
Mọi người có thể thấy là LUCI hiện tại hơi ít sản phẩm bởi vì tôi luôn test mỗi sản phẩm rất kỹ. Tôi không muốn cho ra mắt một sản phẩm sau đó mình lại bỏ cái lô đấy đi. Mỗi lần test là phải có cả một chuyên gia đồng hành để phân tích hoạt chất nữa.
Còn nếu mà để ra sản phẩm liên tục thì đơn giản, nhưng vấn đề quan trọng nhất là nó có thực sự tốt hay không? Có đáp ứng được đúng mục tiêu cũng như là nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng hay không?
Chị nghĩ LUCI có những điểm khác biệt nào so với những dòng sản phẩm tương tự trên thị trường?
Chắc chắn là đầu tiên đó chính là chất lượng sản phẩm. Bởi khi một khách hàng tới với một thương hiệu mỹ phẩm phải cảm thấy cái này dùng tốt thì mới có lần tiếp theo.
Thứ hai đó là tôi có sẵn nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Thứ ba là những hoạt động cộng đồng mà LUCI đã làm được.
Tiếp theo nữa, LUCI còn nhận được sự công nhận đánh giá từ một bên có thẩm quyền. Với mỗi một sản phẩm của chúng tôi đều có những cái giấy chứng nhận thuần chay, tôi nghĩ đó cũng là điều mà một số brand họ không làm được.
Những dòng mỹ phẩm khác sẽ thử nghiệm trên động vật. Vậy không biết với LUCI là dòng mỹ phẩm thuần chay thì sẽ thử nghiệm như thế nào?
Thực ra hiện tại đã có những công nghệ mới và hiện đại, nên ngay khi sử dụng những nguyên liệu đầu vào đã là những nguyên liệu chất lượng rồi. Như ngày trước công nghệ cũ sử dụng rất nhiều những nguyên liệu kém chất lượng nên tất nhiên là phải thử trên động vật để tránh được những rủi ro trên cơ thể.
Với mỹ phẩm thuần chay thì khi phòng thí nghiệm nghiên cứu, họ sẽ dựa vào những giấy tờ chứng nhận là nguyên liệu này đã được kiểm nghiệm an toàn hay chưa. Vì thế nên hiện tại với các sản phẩm của LUCI là tôi sẽ trực tiếp thử lên da mặt.
Kể từ những sản phẩm đầu tiên của LUCI là chúng tôi đã thử trực tiếp lên da mặt rồi. Bản thân tôi sẽ là người đầu tiên trực tiếp thử sản phẩm của LUCI sau khi phòng thí nghiệm hoàn thành, sau đó sẽ tới các nhân viên của tôi và những người xung quanh.
LUCI đã cung cấp rất nhiều sản phẩm cho hàng chục ngàn khách hàng nhưng tỷ lệ hoàn hàng chỉ có khoảng 15-20 người. Đây là một tỷ lệ rất ít vì vốn mỹ phẩm thuần chay là đã lành tính rồi. Hy hữu thì có thể cũng có những người người ta không hợp với lựu chẳng hạn, hoặc là có những người không hợp với hạt chia. Chỉ một vài trường hợp như vậy thôi nên tỷ lệ hoàn hàng rất ít.
Theo dõi trên Facebook cá nhân, chúng tôi thấy chị có mở lớp dạy phong thái?
Nếu mà chính thức mở lớp thì là từ tháng 3 năm nay. Thực ra đây đúng là cái sứ mệnh cá nhân của tôi chứ không phải sứ mệnh của LUCI.
Để hiểu về sứ mệnh cá nhân thì tôi cũng đi học rất nhiều các khóa phát triển bản thân. Trong đó cũng sẽ có một câu hỏi như thế này: “Ai dành cho bạn nhiều câu hỏi nhất?”. Từ câu hỏi này nên tôi mới tìm ra sứ mệnh cá nhân của mình.
Bởi cũng có rất nhiều người đến với tôi và hỏi rằng là “Làm thế nào để xinh đẹp hơn? Làm thế nào để mặc đẹp này? Mua quần áo ở đâu?”, nên tôi cũng nhận thấy rằng là “Ồ! Có thể đây là cái sứ mệnh cá nhân của mình”, thì từ đó tôi cũng đã phát triển thêm mảng phong thái để phủ thương hiệu cá nhân của mình.
Các khóa học về phong thái của tôi vừa là một cách làm thương hiệu cá nhân vừa giúp cho mình xây dựng được cộng đồng, vì tôi nghĩ bây giờ ai sở hữu cộng đồng thì người đó sẽ trở thành người chiến thắng.
Khi mà tôi xây dựng một cộng đồng như vậy thì những người theo học có thể vừa sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, vừa dùng mỹ phẩm thuần chay. Thứ hai nữa là họ có thể phát triển và rèn luyện sự tự tin ở bên trong con người của họ.
Từng có những chia sẻ rằng là “Tại sao chỉ hỏi phụ nữ làm sao để cân bằng gia đình và sự nghiệp? Trong khi đàn ông cũng phải làm điều này!”, chị có ý kiến như thế nào?
Tôi cũng không bao giờ đồng ý với quan điểm là chỉ có phụ nữ mới cần phải cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Ai cũng cần phải có sự cân bằng đó. Cả đàn bà hay đàn ông cũng như vậy.
Theo tôi:“Không có ai trong cuộc đời này có thể là cân bằng được gia đình và sự nghiệp”.
Với riêng cá nhân tôi, khi đứng giữa gia đình và công việc, tôi sẽ có những sự sắp xếp ưu tiên. Ví dụ như hiện tại, tôi đã kết hôn 2 năm nhưng chưa có quyết định sẽ sinh em bé vì đang tập trung vào việc startup. Tôi định hướng luôn là sẽ tập trung vào LUCI trong 2 năm, để cái startup của mình phát triển mạnh mẽ rồi năm sau tôi sẽ có em bé chẳng hạn. Chứ còn nếu để mà cân bằng được rất khó.
Nên theo tôi dù là phụ nữ hay là đàn ông cũng không thể nào cân bằng được. Chỉ có cái là mình đang trong giai đoạn ưu tiên nào và mình có cái sự chuẩn bị như thế nào thôi.
Trên chặng đường tạo dựng sự nghiệp của mình, chị đã gặp những khó khăn như thế nào? Gia đình có phải là nơi chị “nương tựa” về mặt kinh tế để tự tin vững bước trên con đường mình chọn không?
Trong trường hợp của tôi, gia đình không phải là nơi "nương tựa" về mặt kinh tế mà họ là nguồn động lực và động lực quan trọng nhất.
Trên con đường tạo dựng sự nghiệp của mình, tôi đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt tài chính. Khởi đầu làm kinh doanh, tôi đã phải đầu tư nhiều tiền và thời gian mà không biết chắc chắn về kết quả. Điều này tạo ra áp lực và lo lắng về tài chính trong gia đình. Tôi cảm nhận mức áp lực lớn khi cần quản lý tài chính một cách thông minh để duy trì hoạt động kinh doanh và hỗ trợ cuộc sống gia đình.
Ngoài ra, khó khăn về kiến thức cũng là một thách thức quan trọng. Trong quá trình khởi nghiệp, tôi phải học hỏi và đối mặt với nhiều khía cạnh của kinh doanh mà tôi chưa từng trải qua. Điều này đòi hỏi sự học hỏi liên tục, nắm vững kiến thức về quản lý, tiếp thị, tài chính, và phát triển sản phẩm. Khó khăn này càng thách thức hơn với tôi, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để phát triển kỹ năng và kiến thức mới.
Tuy nhiên, gia đình luôn là nguồn động lực mạnh mẽ để tôi không từ bỏ trước những thách thức. Họ luôn là động lực mạnh mẽ để tôi tự tin tiến bước trên con đường tạo dựng sự nghiệp. Tôi tin rằng sự hỗ trợ từ gia đình không nhất thiết phải là tài chính, mà còn là động của mình.
Vậy hiện tại ưu tiên của chị là LUCI?
Chính xác! Hiện tại tôi tập trung hết vào LUCI. Một năm đầu là mình làm branding, làm sự kiện và rất nhiều các hoạt động cộng đồng. Mình còn cần nghiên cứu sản phẩm mới. Rồi bộ máy nhân sự và quy trình làm việc yên tâm hết rồi thì tôi mới “đẻ” được. (cười)
Chồng tôi thi thoảng cũng nghe người ngoài nói qua nói lại rồi về cũng khuyên tôi nhưng tôi chia sẻ rằng bản thân muốn bản thân có sự nghiệp riêng để không phải nương tựa chồng về kinh tế, nên hai vợ chồng luôn lắng nghe nhau.
Chị có lời nhắn nhủ gì để cổ động tinh thần những người phụ nữ cũng đang trên con đường kinh doanh?
Tôi muốn gửi một thông điệp đến những phụ nữ đang bước chân vào thế giới kinh doanh: Hãy luôn giữ vững đạo đức và giá trị cá nhân trong hành trình phát triển bản thân và tạo dựng sự nghiệp. Điều quan trọng không chỉ là đạt được thành công mà còn là cách bạn đạt được nó.
Cảm ơn những chia sẻ của chị!