Sống

Hé mở chiếc áo giáp đá bên trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Khéo léo đến từng milimet nhưng lại phục vụ mục đích "chết chóc"

Nhật Linh 23/08/2023 00:18

Những chiếc áo giáp cổ xưa làm từ đá vôi được chế tạo chủ yếu cho mục đích tang lễ thay vì sử dụng thực tế trong chiến đấu.

Giáo sư Xuewei Zhang, một nhà nghiên cứu đang công tác tại Phòng thí nghiệm Khảo cổ Sinh học thuộc Đại học Cát Lâm cùng với những cộng sự của mình, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu khám phá chi tiết về những bộ áo giáp đá vô cùng đặc biệt. Những tác phẩm nghệ thuật này đã được phát hiện tại những vùng lân cận lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, và chi tiết về cuộc khám phá này đã được công bố trên chuyên trang khoa học Science Direct.

Năm 1998, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện kho áo giáp đá trong Hố K9801 tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng (cai trị năm 221 - 210 trước Công nguyên). Tổng cộng có hơn 600 miếng đá vôi nhỏ, nối với nhau bằng dây đồng, khéo léo từng milimet. Năm 2001, những tấm áo giáp đá khác và các công cụ dùng để chế tạo chúng được tìm thấy trong một chiếc giếng ở Xinfeng, tồn tại từ thời nhà Tần.

Hé mở chiếc áo giáp đá bên trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Khéo léo đến từng milimet nhưng lại phục vụ mục đích

Sau đó, vào năm 2019, một đội ngũ chuyên gia tại Viện Khảo cổ Thiểm Tây đã đột phá một bí mật lớn tại khu khảo cổ Liujiagou, thuộc kinh đô trước kia của nhà Tần - thành phố Hàm Dương. Ở nơi này, họ đã tìm ra đến 32.392 hiện vật. Nơi này thậm chí còn có nhiều công cụ và áo giáp đá hơn, tất cả đều khớp với số áo giáp đá khai quật trước đó tại Hố K9801 và Xinfeng. Trong số cổ vật tại Liujiagou có vài miếng đá làm áo giáp hình chữ nhật được đục lỗ, bề mặt đánh bóng, các cạnh được xử lý và gần như hoàn thiện.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia đã nhận thấy rằng, quá trình sản xuất áo giáp đá này có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với quá trình sản xuất áo giáp da, khi cùng sử dụng phương pháp đúc khuôn. Nguyên liệu thô không thể tìm thấy ở địa phương, mà chúng đã được nhập khẩu từ những vùng đất xa xôi. Mẫu áo giáp này cũng không thích hợp cho việc sử dụng thực tế, vì không mang lại sự bảo vệ hiệu quả và dễ dàng hư hỏng trong các tình huống va chạm.

Hé mở chiếc áo giáp đá bên trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Khéo léo đến từng milimet nhưng lại phục vụ mục đích

Các nhà nghiên cũng tiết lộ những chiếc áo giáp đá này dùng để bảo quản đồ tùy táng vì chậm phân hủy hơn áo giáp da. Như vậy, 2.200 năm trước tại Trung Quốc, áo giáp đá được sản xuất chủ yếu cho mục đích tang lễ thay vì sử dụng thực tế, nhưng chúng vẫn khá tương đồng với kiểu áo giáp của thời kỳ này.

Lặn đáy biển, ngư dân Việt Nam từng phát hiện “kho báu” kim loại, chuyên gia trục vớt nhận định bị chìm từ khoảng 200 năm trước

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/he-mo-chiec-ao-giap-da-ben-trong-lang-mo-tan-thuy-hoang-kheo-leo-den-tung-milimet-nhung-lai-phuc-vu-muc-dich-chet-choc-197666.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Hé mở chiếc áo giáp đá bên trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Khéo léo đến từng milimet nhưng lại phục vụ mục đích "chết chóc"
    POWERED BY ONECMS & INTECH