Hơn 1.000 tỷ đồng ‘tiền tươi’ về tay, Masan (MSN) sẽ có động thái gì tiếp theo?
Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding, Masan High-Tech Materials (MSR) có thể thu về khoản lợi nhuận bất thường khoảng 40 triệu USD.
Ngày 18/12, CTCP Masan High-Tech Materials (MHT - MCK: MSR ) đã công bố hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (Đức) GmbH (H.C. Starck) cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC) Group.
Thương vụ này đã được thông báo lần đầu vào tháng 5/2024. Theo đó, MHT đã đạt thỏa thuận khung với MMC về việc đơn vị này mua 100% H.C. Starck Holding.
Sau khi Masan High-Tech Materials thoái vốn, MMC và doanh nghiệp vonfram Đức đã ký kết một thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram, tối đa hóa số lượng đơn hàng.
Masan High-Tech Materials chuyển nhượng toàn bộ vốn tại H.C. Starck Holding |
Một mũi tên trúng nhiều đích
Tập đoàn Masan cho biết có thể thu về khoản lợi nhuận bất thường khoảng 40 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) từ thương vụ trên. Ông Danny Le  - Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan kiêm Chủ tịch MHT cho biết, việc bán vốn tại H.C. Starck giúp công ty tập trung vào cốt lõi và tối đa hóa giá trị.
Được biết, Masan High-Tech Materials đầu tư vào H.C. Starck năm 2020 với mục tiêu đưa công nghệ tinh chế và tái chế vonfram về Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện pháp lý tại Việt Nam hiện chưa sẵn sàng cho phép nhập khẩu phế liệu vonfram để MHT hiện thực hóa chiến lược trên. Do đó, việc chuyển nhượng H.C. Starck sẽ cho phép Masan High-Tech Materials tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi hiện tại.
Thoái vốn tại H.C. Starck giúp MHT tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi |
Bên cạnh đó, số tiền thu được từ thương vụ trên sẽ giúp giảm số dư nợ của MHT; từ đó hỗ trợ Tập đoàn Masan  thực hiện mục tiêu giảm nợ ròng/EBITDA xuống dưới 3,5 lần như đã đề ra, so với mức 4,2 lần vào cuối quý I/2024.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cũng cho biết, sau khi hoàn tất thương vụ bán lại H.C. Starck, Tập đoàn Masan sẽ tập trung vào phát triển các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ chủ đạo.
Nhiều tổ chức tài chính đánh giá đây là bước đi chiến lược của Tập đoàn Masan khi tập đoàn này đang có lợi thế dẫn đầu ngành hàng tiêu dùng với danh mục hàng hoá khá rộng và thương hiệu mạnh.
Thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Vinmart từ Tập đoàn Vingroup  vào tháng 12/2019 đã cho phép Tập đoàn Masan thâm nhập nhanh vào mảng bán lẻ tạp hoá, cũng như tận dụng tối đa lợi thế trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Ngành bán lẻ tạp hoá của Việt Nam hiện có tiềm năng tăng trưởng lớn về dài hạn do quy mô thị trường lớn. Trong khi đó, xu thế dịch chuyển sang kênh bán lẻ hiện đại mới chỉ đang ở giai đoạn đầu.
>> Masan (MSN) 'chốt lời' khoản đầu tư vào Masan High-Tech Materials (MSR), thu về hơn 1.000 tỷ đồng
Cổ phiếu nhà Masan (MSN) vượt đỉnh lịch sử, thị giá tăng gấp 3 lần sau 1 năm 
'Gà đẻ trứng vàng' sắp trả cổ tức tỷ lệ 95% bằng tiền, Masan (MSN) thu về gần 6.300 tỷ đồng