Bất động sản

Kênh đào lớn nhất Việt Nam hơn 107 triệu USD hiện ra sao sau một năm mở luồng?

An Nhiên 28/07/2024 08:30

Sau khi mở luồng, kênh đào 'Panama của Việt Nam' đã rút ngắn khoảng cách di chuyển từ ven biển đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chính thức mở luồng đường thủy nội địa Quốc gia - kênh Nghĩa Hưng (cụm công trình kênh đào nổi sông Đáy - Ninh Cơ) vào ngày 25/7/2023, nằm trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Tính đến thời điểm hiện tại, công trình này là kênh đào lớn nhất Việt Nam với tổng mức đầu tư 107,19 triệu USD (2.300 tỷ đồng theo giá trị tiền tệ tại thời điểm đó), từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn đối ứng trong nước.

>> Tỉnh giàu nhất miền Tây xin 'trợ lực' 3 cây cầu gần 5.000 tỷ mở rộng cửa ngõ Tây Nam Bộ

Công trình 107,19 triệu USD được mệnh danh là "kênh đào Panama của Việt Nam" do có mục đích sử dụng và cách thức vận hành tương tự như tuyến đường thủy nổi tiếng thế giới.

Cửa âu tàu ở trạng thái đóng/mở tự động cho tàu qua âu. Ảnh: Lilama

(TyGiaMoi.com) - Cửa âu tàu ở trạng thái đóng/mở tự động cho tàu qua âu. Ảnh: Lilama

Kênh Nghĩa Hưng được xây dựng nhằm giúp các phương tiện lưu thông được thuận tiện hơn từ ven biển đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại.

Kênh đào nối sông Đáy và sông Ninh Cơ có chiều dài 1km, có 1 âu tàu rộng 17m, dài 179m và sâu 7m nhằm phục vụ tàu thuyền lưu thông qua. Ngoài ra, kênh còn giúp điều tiết thủy lợi, ngăn mặn. Âu tàu của kênh đào nối sông Đáy và sông Ninh Cơ nằm giữa hai sông, được vận hành tương tự như kênh đào nổi tiếng Panama nên cũng được ví như "kênh đào Panama của Việt Nam".

Âu tàu nằm ở giữa hai sông, khi có tàu vào, một bên đóng kín và bên còn lại mở cho đến khi mực nước sông cân bằng với bên trong để tàu đi qua và ngược lại.

Kênh đào giúp rút ngắn thời gian đi lại cho các tàu. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Kênh đào giúp rút ngắn thời gian đi lại cho các tàu. Ảnh: Internet

Mỗi chu kỳ tàu đi qua thường kéo dài 15 phút, trong đó có 2 phút bơm nước để cân bằng phía trong và ngoài sông. Để đảm bảo vận hành an toàn, chiều rộng của tàu cần dưới 16m.

Sau hơn 1 năm hoạt động, kênh đào nối sông Đáy, sông Ninh Cơ đã giúp hàng nghìn tàu, tàu chở hàng, vận tải dầu, than... đi qua, giúp rút ngắn thời gian đi lại nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh, mở ra con đường giao thương thuận tiện với các vùng lân cận.

Toàn cảnh kênh đào Nghĩa Hưng. Ảnh: Internet

(TyGiaMoi.com) - Toàn cảnh kênh đào Nghĩa Hưng. Ảnh: Internet

Sau khi kênh đào đi vào hoạt động, mỗi chuyến đi tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, giúp giảm ô nhiễm môi trường.

Nếu như trước kia các tàu đi vòng qua mất 8 tiếng thì giờ chỉ cần 20 phút là có thể qua, tiết kiệm được chi phí nhiên liệu lên đến 20 triệu đồng.

>> Hải Dương sắp có cầu vượt sông Kinh Thầy 600 tỷ, khởi đầu trục giao thông kết nối liên vùng

3 địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua tại huyện ven biển tỉnh Nam Định

Tỉnh đông dân nhất Việt Nam chuẩn bị sáp nhập, quyết định về việc 'thay tên đổi họ' cho thành phố gần 1.000 năm tuổi

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kenh-dao-lon-nhat-viet-nam-hon-107-trieu-usd-hien-ra-sao-sau-mot-nam-mo-luong-d128813.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kênh đào lớn nhất Việt Nam hơn 107 triệu USD hiện ra sao sau một năm mở luồng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH