Khoan thủng lòng đất bất ngờ gặp luồng từ trường kỳ lạ, hệ thống điều khiến lập tức ‘chết’ làm ‘mỏ kho báu’ lộ ra ánh sáng

18-05-2024 10:10|Linh Châu

"Mỏ kho báu" này rất khủng khiến các chuyên gia vô cùng vui mừng.

“Mỏ kho báu” sâu 1.600m dưới lòng đất

Hồi năm 2013, Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản tỉnh An Huy, Trung Quốc đã phát hiện ra một “mỏ kho báu”. Thời điểm đó, toàn bộ hệ thống điều khiển đã bị sập tạm thời.

Cụ thể, khi mũi khoan chạm tới độ sâu 1.600m dưới lòng đất, các nhân viên đã phát hiện từ tường dị thường, lõi nam châm của mũi khoan bị khoáng hóa mạnh và một khối từ tính đã được hình thành. Sau đó, kỹ sư cầm thanh sắt tiến lại gần thì thấy thanh sắt bám chắc vào lõi.

Nhờ vậy, Chu Lisheng, Quản lý của Đội địa chất 327 thuộc Cục Địa chất và Khai thác khoáng sản tỉnh An Huy vui mừng cho biết, cuối cùng họ cũng đã đã phát hiện “mỏ kho báu magnetite”. Thành phần mỏ kho báu là oxit sắt, ở những khu vực gần mặt đất có chứa lượng lớn magnetite sẽ hình thành một từ trường nhất định - từ đó gây nhiễu tín hiệu và khiến hệ thống bị gián đoạn.

Chu Lisheng cho biết, đó là lần đầu tiên tỉnh An Huy phát hiện được một khối từ tính dày ở độ sâu 1.600m. Sau nhiều lần nghiên cứu, nhóm kỹ sư phát hiện sự phân bố quặng sắt tương đối tập trung. Các chuyên gia xác định rằng, trữ lượng quặng sắt này đã vượt quá 100 triệu tấn. Vì vậy ngay sau đó, Chính quyền tỉnh cũng đã lập kế hoạch khai thác quặng sắt trong 5 năm.

Khoan thủng lòng đất bất ngờ gặp luồng từ trường kỳ lạ, hệ thống điều khiến lập tức ‘chết’ làm ‘mỏ kho báu’ lộ ra ánh sáng
“Mỏ kho báu” sâu 1.600m dưới lòng đất. Ảnh minh họa

Theo kỹ sư cao cấp Gao Changsheng, các địa tầng phân bố trong khu vực quặng sắt chủ yếu là đá vụn núi lửa và dung nham được hình thành do vụ phun trào núi lửa lục địa từ 60 triệu năm trước.

Công nghệ tiên tiến được áp dụng

Được biết, để xác định rõ và khai thác “mỏ kho báu” này, các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Cụ thể, 15 công nghệ thăm dò và khai thác khoáng sản hiện đại nhất đã được kết hợp với nhau. Có thể kể đến một số như công nghệ mô phỏng địa chất trên điện toán lượng tử, công nghệ quản lý mỏ kỹ thuật số, công nghệ dịch chuyển vật liệu tự động, hệ thống khoan thông minh,...

Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực thi dự án, robot khai thác và xe không người lái đã được đưa vào sử dụng. Đặc biệt, hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây có thể theo dõi các thông số sinh thái như sự thay đổi của nước ngầm, nhiệt độ và thông gió ngầm, giúp đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản.

Thêm vào đó, hình ảnh vệ tinh có thể theo dõi các thay đổi của môi trường và dự đoán về xói mòn. Điều này có thể làm giảm tác động tới môi trường.

>> Thảm cảnh Nhật Bản: Hơn 21.000 người chết ‘không ai hay biết’, Bộ Y tế lập tức báo động đỏ

Úc lên kế hoạch chi 15 tỷ USD cho mục tiêu Net Zero, trực tiếp cạnh tranh với công nghệ Trung Quốc

Nóng: Không chỉ FPT, Nvidia sẽ tiếp tục hợp tác với ‘kỳ lân công nghệ’ VNG

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khoan-thung-long-dat-bat-ngo-gap-luong-tu-truong-ky-la-he-thong-dieu-khien-lap-tuc-chet-lam-mo-kho-bau-lo-ra-anh-sang-235222.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khoan thủng lòng đất bất ngờ gặp luồng từ trường kỳ lạ, hệ thống điều khiến lập tức ‘chết’ làm ‘mỏ kho báu’ lộ ra ánh sáng
    POWERED BY ONECMS & INTECH