Khu vực nào chứa nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam?

21-04-2024 23:36|Mạc Thùy

Cả nước đã phát hiện khoảng 500 điểm quặng mỏ vàng, hầu hết đều tập trung ở miền núi phía Bắc.

Quặng vàng là 'kho báu' quý giá và cũng là tiềm lực kinh tế to lớn cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Tạo thành từ những thành phần tự nhiên, quặng vàng được hình thành thông qua sự bồi tích của vỏ Trái Đất. Ngày nay, vàng thường có lẫn trong đá và được tìm thấy ở dạng quặng bởi những nguyên tố vàng sẽ bị nóng chảy rồi liên kết với nhau qua sự vận động của lớp vỏ Trái Đất và nhiệt độ.

Tính đến năm 2023, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính vẫn còn khoảng 57.000 tấn vàng chưa được khai thác dưới lòng đất, tức khoảng 20% lượng vàng được phát hiện vẫn chưa được khai thác. Điều này đồng nghĩa, thế giới có thể tiếp tục khai thác vàng trong ít nhất 17 năm tới.

1.png
Ảnh minh họa

Trên thế giới, mỏ vàng lớn nhất có thể nhắc đến là Grasberg ở Indonesia. Tiếp theo là mỏ quặng vàng Muruntau thuộc Uzbekistan và mỏ quặng Carlin-Nevada tại Koa Kỳ.

Tại Việt Nam, có khoảng 500 điểm khai thác vàng trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng các mỏ quặng vàng lớn với trữ lượng trên 300 tấn là không nhiều. Hầu hết các mỏ vàng đều tập trung ở miền núi phía Bắc. Hiện, các mỏ vàng được phát hiện chính ở Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Nam…

Theo kết quả thăm dò của Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản Quốc gia, trong 5 năm gần đây (2015-2020), cả nước có khoảng 25.084 kg vàng gốc.

Vùng có biểu hiện khoáng hóa vàng khá tập trung ở quanh Đồi Bù (Hòa Bình) như Cao Răm, Da Bạc, Kim Bôi... với tổng trữ lượng khoảng 10 tấn. Theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, đây là vùng vàng có triển vọng cần được đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác, tuyển, chế biến và hình thành khu công nghiệp vàng có công suất khoảng 1 tấn vàng/năm.

Vùng Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, bao gồm các mỏ Pắc Lạng, Khau Âu (Bắc Kạn), mỏ Bồ Cu (Thái Nguyên) và Nam Quang (Cao Bằng). Trong đó, mỏ vàng Pắc Lạng đã được công ty BRGM (Pháp) dự báo có 30 tấn, mỏ vàng Bồ Cu đã được đánh giá ở phần nông có trữ lượng 1.700 kg.

Vùng Nà Pái (Lạng Sơn) có diện tích phân bổ rộng nhưng hàm lượng nghèo. Toàn vùng dự báo có đến 30 tấn vàng, trong đó khu vực trung tâm Nà Pái tuy đánh giá trữ lượng 3,3 tấn vàng nhưng chưa có khả năng khai thác vì vàng ở đây hạt nhỏ, công nghệ thu hồi phức tạp.

Dù là khu vực có nhiều mỏ vàng nhất nhưng mỏ vàng lớn nhất Việt Nam lại không nằm ở khu vực miền núi phía Bắc. Cụ thể, mỏ Bồng Miêu và Phước Sơn (Quảng Nam) được đánh giá là hai trong số những mỏ có trữ lượng vàng lớn (tổng khoảng 20 tấn). Trong đó, theo kết quả thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỏ vàng Bồng Miêu là mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất cả nước.

Phát hiện 44 đồng tiền vàng ở 1 khu bảo tồn thiên nhiên

Khám phá mỏ vàng 'khổng lồ' 120 triệu năm tuổi được tạo ra từ nước mưa nhờ công nghệ cao

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khu-vuc-nao-chua-nhieu-mo-vang-nhat-viet-nam-231717.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khu vực nào chứa nhiều mỏ vàng nhất Việt Nam?
    POWERED BY ONECMS & INTECH