Các công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị đầu tư đối với một số mã cổ phiếu cho phiên giao dịch ngày 6/6/2022 như BWE, OCB, BID, PTB.
CTCK VNDirect (VND): Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu PTB
CTCP Phú Tài (PTB) công bố doanh thu quý I/2022 đạt 1.696 tỷ đồng (tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận ròng 145 tỷ đồng (tăng 43%), hoàn thành 21,2% và 23,3% dự phóng cả năm của chúng tôi.
Mặc dù có nguy cơ sụt giảm doanh thu do nhu cầu nhà ở tại Mỹ chững lại, nhưng nhu cầu khách hàng của PTB vẫn ở mức cao trong 4 tháng năm 2022.
Hiện tại, PTB đã nhận được đơn đặt hàng của khách hàng để giao hàng đến hết tháng 9/2022. Chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của PTB sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 22 so với quý I/2022 do giảm giá gỗ nguyên liệu và tính kinh tế theo quy mô.
Nhìn chung, chúng tôi phóng biên lợi nhuận gộp của PTB sẽ đạt 22,0% trong năm 2022 (-0,4 điểm %). Ngoài ra, nhà máy Phù Cát 3 dự kiến sẽ khánh thành vào quý IV/2022 và đi vào chạy thương mại vào quý I/2023, nâng tổng công suất sản xuất gỗ của PTB lên 102.000 m3/năm vào năm 2023 (tăng 21% so với năm 2022).
Chúng tôi duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 93.700 đồng.
CTCK Yuanta Việt Nam (FSC): BWE - Tích cực
Điểm nhấn kỹ thuật: Kháng cự ngắn hạn - 57.570 đồng; Hỗ trợ ngắn hạn - 48.630 đồng
Stock Rating của BWE ở mức 93 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực. Đồ thị giá đóng cửa phiên 2/6 tăng 6,6% với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên.
Đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực nên đồ thị giá có thể nhanh chóng quay trở lại vùng đỉnh cũ trong tháng 4/2022, tức là mức kháng cự 62.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của BWE cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
CTCK VNDirect (VND): Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu OCB
Chúng tôi hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông từ khả quan xuống trung lập và điều chỉnh giảm 28,2% giá mục tiêu 1 năm xuống 23.200 đồng/cổ phiếu.
Giá mục tiêu mới của chúng tôi phản ánh môi trường lãi suất tăng và rủi ro tín dụng tiềm tàng từ các khoản dư nợ của Tập đoàn FLC và trái phiếu doanh nghiệp, và rủi ro gia tăng từ các khoản dư nợ tái cấu trúc thuộc ngành xây dựng và bất động sản.
Kết quả kinh doanh quý I/2022 kém khả quan, lợi nhuận trước thuế giảm 34,5% so với cùng kỳ. Thu nhập lãi ròng (NII) tăng mạnh 22% nhờ tăng trưởng tín dụng +5,9% so với đầu năm, nhưng không đủ bù đắp mức giảm 50% so với cùng kỳ của thu nhập ròng ngoài lãi và chi phí tín dụng tăng gấp đôi.
Mặc dù OCB đã thu được 400 tỷ đồng từ Tập đoàn FLC trong tháng 5, các khoản dư nợ của tập đoàn này vẫn chiếm khoảng 1,9% tổng dư nợ tín dụng của OCB tại thời điểm cuối quý I/2022. Mặt khác, số dư trái phiếu doanh nghiệp chiếm 3,6% tổng tín dụng, một tỷ trọng khá cao so với các Ngân hàng cùng cấp.
CTCK SSI (SSI): Khuyến nghị trung lập dành cho cổ phiếu BID
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) đạt kết quả kinh doanh tốt trong quý I/2022, các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời đều cải thiện, với chất lượng tín dụng được quản lý tốt.
Cả năm 2022, chúng tôi ước tính ngân hàng có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tăng 52% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ giảm gánh nặng dự phòng (giảm 19%). ROE do đó có thể tăng lên 16% (từ 9 - 13% trong 3 năm qua).
Mặc dù vậy, tiềm năng tăng trưởng dài hạn của BID vẫn chịu giới hạn bởi nguồn vốn (CAR khoảng 9%), trong khi hoạt động dịch vụ hiện tại đang thiếu động lực tăng trưởng chủ lực. Mặc dù ngân hàng đang xem xét về cấu trúc sở hữu liên quan đến mảng bảo hiểm nhân thọ (BIDV MetLife), chúng tôi cho rằng việc này có thể chưa sớm hoàn thành (ít nhất trong năm 2022).
Với giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh là 41.200 đồng/cổ phiếu, chúng tôi duy trì khuyến nghị trung lập đối với BID.
Những nhóm ngành nào nhà đầu tư cần chú ý trong tháng cuối năm 2024? 
KQKD quý IV/2023: VNDirect (VND) tạm giữ ngôi vương với mức tăng trưởng lợi nhuận 116 lần