Láng giềng Việt Nam được Trung Quốc rót vốn hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực nòng cốt, tham vọng trở thành ‘viên pin của Đông Nam Á’

13-03-2024 08:45|Phương Nhi

Trong số các nước đầu tư trực tiếp vào quốc gia này năm 2022, 36% đến từ Trung Quốc - nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Theo Nikkei Asia, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện tại Lào, bao gồm các nhà máy thủy điện và hệ thống truyền tải. Động thái này nhằm mở rộng dấu ấn của quốc gia tỷ dân tại thị trường có mục tiêu trở thành "viên pin của Đông Nam Á".

Nhà máy thủy điện Nam Ou là một trong những cơ sở sản xuất điện lớn nhất ở phía Bắc Lào tính theo công suất, cách thành phố Luang Prabang khoảng hai giờ lái xe.

Được biết, nhà máy này được Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc (Power China) xây dựng với chi phí lên tới 2,8 tỷ USD (hơn 69 nghìn tỷ đồng) và bắt đầu đi vào vận hành kể từ năm 2021. Công suất phát điện hàng năm của nhà máy là 5.000GWh, tương đương với một nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ.

Láng giềng Việt Nam được Trung Quốc rót vốn hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực nòng cốt, tham vọng trở thành ‘viên pin của Đông Nam Á’
Nhà máy thủy điện Nam Ou

Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 3,2 tỷ USD (hơn 78 nghìn tỷ đồng) vào lĩnh vực năng lượng của Lào trong 5 năm tính đến tháng 3/2023 - tăng khoảng 30% so với 5 năm trước đó.

Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life của Nhật Bản, cho biết, ngoài việc đảm bảo nguồn năng lượng tái tạo để sử dụng, Trung Quốc còn “đặt mục tiêu cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp năng lượng nước này”.

Trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Lào năm 2022, 36% đến từ Trung Quốc - nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Tập đoàn PowerChina rót vốn đầu tư vào Lào kể từ năm 2000 và tăng cường đầu tư quy mô lớn sau năm 2013, khi Trung Quốc triển khai Sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Láng giềng Việt Nam được Trung Quốc rót vốn hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực nòng cốt, tham vọng trở thành ‘viên pin của Đông Nam Á’
Công trình đường sắt tại Lào thuộc dự án Vành đai và Con đường

Công ty có kế hoạch xây dựng một nhà máy thủy điện mới ở Pak Lay ở phía Tây Lào vào năm 2032. Tập đoàn sẽ đầu tư 60% vào công ty vận hành nhà máy, trong đó Công ty Phát triển Năng lượng Gulf của Thái Lan dự kiến ​​sẽ nắm giữ cổ phần còn lại. Theo đó, điện năng tạo ra dự kiến ​​sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan.

Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc cũng có kế hoạch bắt đầu sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió tại miền Bắc Lào.

Vào năm 2022, Huawei Technologies đã thiết lập quan hệ đối tác với Tập đoàn Điện lực quốc gia Lào (EDL) để khám phá các cơ hội khai thác năng lượng tái tạo.

Những nỗ lực của Trung Quốc mở rộng sang việc truyền tải. Công ty Lưới điện miền Nam Trung Quốc (CSG) đã bắt đầu truyền tải điện toàn diện vào tháng 1/2024, thông qua công ty EDLT do họ cùng thành lập với EDL. Theo đó, CSG kiểm soát liên doanh với 90% cổ phần.

Cụ thể, EDL đã bán mạng lưới truyền tải điện của mình cho EDLT, trao cho công ty do Trung Quốc quyền sở hữu phần lớn lưới điện của Lào. Đồng thời, EDLT cũng sẽ xử lý các kết nối với lưới điện ở các nước láng giềng. Trong tương lai, họ có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để mở rộng thị phần quốc tế.

"Viên pin của Đông Nam Á"

Sông Mê Kông dài nhất Đông Nam Á chảy qua Lào khiến đất nước này có nhiều tiềm năng để phát triển thủy điện. Bên cạnh đó, biên giới của Lào tiếp giáp năm quốc gia giúp nước này dễ dàng tiếp cận các thị trường truyền tải điện.

Lào đã tận dụng những lợi thế này để thúc đẩy doanh số bán điện lên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Quốc gia này xuất khẩu 80% sản lượng hàng năm sang các nước láng giềng như Thái Lan và Việt Nam. Xuất khẩu điện sang Singapore đã bắt đầu vào năm 2022 và đường dây truyền tải sang Campuchia được lắp đặt thành công vào năm 2023. Được biết, thủy điện chiếm 70% sản lượng điện của nước này.

Theo World Bank, nợ công của Lào đã lên tới 125% GDP tính đến cuối năm 2022 và đồng tiền mất giá đang làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Xuất khẩu điện đã và đang là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này.

Sự hỗ trợ của Trung Quốc là cần thiết trong những nỗ lực này. Trung Quốc được cho là chiếm gần một nửa số nợ nước ngoài của Lào.

Nếu việc trả nợ bị trì hoãn, quốc gia này có thể rơi vào bẫy nợ, khi các quyền và lợi ích trong cơ sở hạ tầng quan trọng được chuyển giao cho người cho vay.

>> Láng giềng Việt Nam chi hơn 50 nghìn tỷ đồng để xây tòa tháp 'chọc trời' cao kỷ lục: Sở hữu thiết kế cực kỳ phức tạp, trang bị 100 thang máy siêu tốc

Láng giềng Việt Nam sở hữu 'hố thiên đường' sâu nhất thế giới, từ thảm họa đến kỳ quan địa chất đẳng cấp thế giới

Láng giềng Việt Nam huy động hàng loạt công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng thành phố ngầm sâu 52m lớn nhất thế giới, cách ‘rốn’ lũ của sông dài nhất châu Á 600m

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-gieng-viet-nam-duoc-trung-quoc-rot-von-hang-nghin-ty-dong-vao-linh-vuc-nong-cot-tham-vong-tro-thanh-vien-pin-cua-dong-nam-a-226141.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Láng giềng Việt Nam được Trung Quốc rót vốn hàng nghìn tỷ đồng vào lĩnh vực nòng cốt, tham vọng trở thành ‘viên pin của Đông Nam Á’
    POWERED BY ONECMS & INTECH