Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, Ninh Bình, Kon Tum với các tỉnh Tây Nam Bộ
Ngày 23/7, với sự tham dự của gần 200 doanh nghiệp, hội nghị xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch liên vùng giữa Hà Nội - Ninh Bình - Kon Tum với các tỉnh Tây Nam Bộ đã được diễn ra.
Tại thành phố Cần Thơ, Sở Du lịch Hà Nội, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức hội nghị xúc tiến quảng bá địa điểm du lịch liên vùng giữa Hà Nội - Ninh Bình - Kon Tum với các tỉnh Tây Nam Bộ.
Hợp tác cùng phát triển là chiến lược thiết yếu đối với các địa điểm du lịch Hà Nội, Ninh Bình, Kon Tum vì đây là 3 địa phương có những đặc điểm nổi bật về văn hóa, đặc điểm thiên nhiên. Kết hợp với đó là những ưu thế do thiên nhiên ban tặng như vị trí đắc địa, phong cảnh thiên nhiên phong phú,... tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài nước.
Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long  được biết đến là điểm đến thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm đất ngập nước lớn nhất Việt Nam; văn hóa đặc sắc, đặc biệt là nghệ thuật đờn ca tài tử.
Du lịch Tây Nam Bộ - Ảnh: Internet |
Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết: “Đã có nhiều công ty lữ hành, du lịch tại Thủ đô tổ chức tour du lịch khám phá khu vực ĐBSCL. Có thể khẳng định du lịch miền Tây Nam Bộ thực sự rất hấp dẫn đối với du khách Hà Nội bởi sự khác biệt về văn hóa, con người hiền lành, mến khách và những sản phẩm du lịch sông nước vô cùng đặc sắc”.
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình - ông Bùi Văn Mạnh đề nghị các doanh nghiệp du lịch tiếp tục phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của các địa phương triển khai, phát triển các chương trình liên kết du lịch để đảm bảo hiệu quả, đi vào thực chất; đồng thời trong tình hình mới cần xác định rõ chiến lược phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp. Từ đó, các tour, tuyến, sản phẩm du lịch lên kết được hình hình đi cùng chất lượng và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong và ngoài nước.
Theo ông Nguyễn Hữu Cường, trong khu vực Châu Á, hai quốc gia là Trung Quốc và Thái Lan đã phát triển rất tốt công tác liên kết du lịch, hướng tới mục đích giảm thiểu các chi phí cấu thành tour du lịch, bao gồm như: vé máy bay, khách sạn, ăn uống,... Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp các đất nước này thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm. Qua đó, các tỉnh Tây Nam bộ và các địa phương khác có thể học hỏi, tạo chính sách kích cầu riêng và phù hợp.
Kế hoạch các liên kết du lịch
Một là, các hội nghị kết nối doanh nghiệp du lịch giữa các địa phương và cơ quan quản lý nhà nước phải được hợp tác tổ chức thường xuyên, từ đó thống nhất xây dựng một số sản phẩm du lịch dựa vào đặc điểm riêng biệt để kết nối chuỗi sản phẩm du lịch giữa Hà Nội, Ninh Bình, Kon Tum và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Hai là, đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch của từng đại phương bằng các kênh truyền thông, cơ quan báo chí của Trung ương, địa phương và các đài phát thanh, truyền hình cả nước. Bên cạnh đó cũng cần là phong phú các hình thức tuyên truyền để các sản phẩm và hình ảnh của địa phương đến gần hơn với người dân và khách du lịch.
Ba là, tổ chức các đoàn famtrip, presstrip, đoàn làm phim, nhiếp ảnh, youtuber đến tham quan, khảo sát các điểm đến trên địa bàn nhằm quảng bá rộng rãi hơn hình ảnh của các điểm du lịch và giới thiệu các tour du lịch hấp dẫn, có tính kết nối cao.
Bốn là, các sản phẩm du lịch cần được liên kết với các hãng hàng không để nâng cao tần suất chuyến bay giữa các địa phương; xây dựng những gói sản phẩm ưu đãi, kích cầu du lịch nội bằng các hợp tác giữa doanh nghiệp vận chuyển, lữ hành và lưu trú cùng các hãng hàng không.
Năm là, các cơ quan quản lý nhà nước  về du lịch giữa các địa phương cần có trao đổi công tác, chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt trong ban quản lý để hướng tới một môi trường du lịch xanh, thân thiện môi trường, từ đó góp phần xây dựng hình ảnh một nền du lịch Việt Nam an toàn, thân thiện và bền vững.
Sáu là, công nghệ số cần được ứng dụng mạnh mẽ trong phát triển du lịch, khai thác giá trị di sản, tiềm năng của các địa phương, từ đó cung cấp đến khách hàng những sản phẩm du lịch thông minh, dịch vụ, trải nghiệm qua nền tảng công nghệ số.