Bất động sản

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng

Hải Đăng 22/11/2024 15:12

Địa điểm nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được xây dựng tại khu đất có diện tích 17ha, nằm ngay trục đường kết nối giao thông liên vùng đang hoàn thiện của TP. HCM.

Chiều ngày 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, theo Tạp chí Tuyên giáo.

Theo đó, các đại biểu đa phần đều bày tỏ đồng tình mạnh mẽ đối với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

Các đại biểu cho rằng đây là dự án giao thông có quy mô lớn, mang tầm chiến lược quốc gia quan trọng, đem đến động lực phát triển lâu dài cho đất nước đặc biệt giữa bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam là công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Ảnh minh họa

Theo phương án Chính phủ trình, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bắt đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP. HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua 20 tỉnh/thành với chiều dài tuyến khoảng 1.541km.

Tại điểm cuối của tuyến đường cao tốc, TP. HCM đã quy hoạch xây dựng ga Thủ Thiêm trên diện tích đất khoảng 17ha, được đánh giá là vị trí vô cùng đắc địa.

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
Vị trí xây dựng nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (ga Thủ Thiêm) nằm ở vị trí vô cùng đắc địa. Ảnh: Báo Giao Thông

Theo đó, đây là khu vực nằm giữa đại lộ Mai Chí Thọ và đường Lương Định Của, sát sườn nút giao An Phú và đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cạnh KĐT mới Thủ Thiêm - vùng đất "vàng" của TP. Thủ Đức.

>> Sẽ có 3 tuyến đường sắt kết nối đến sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam

Thời điểm hiện tại, khu đất đang được rào chắn kỹ xung quanh, phía bên trong đa phần là mặt bằng sạch, đầm lầy và một số hộ dân chưa được di dời.

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
Hiện khu vực này đang được quây kín xung quanh. Ảnh: Báo Giao Thông

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đoạn qua địa bàn TP. HCM sẽ có chiều dài 13km.

Hướng tuyến dự kiến được xác định sẽ đi qua nút giao Vành đai 3, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Vành đai 2, đường Đỗ Xuân Hợp, nút giao An Phú và kết thúc tại ga Thủ Thiêm.

Chính phủ đã đề xuất sử dụng hệ thống đường sắt chạy trên ray với công nghệ đoàn tàu động lực phân tán, tàu hàng sử dụng động lực tập trung; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia vận hành khai thác đường sắt tốc độ cao trên thế giới. Tốc độ tàu ở vào khoảng 350km/h.

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
Phối cảnh nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Ảnh minh họa

Theo thông tin trên báo Giao Thông, Sở GTVT TP. HCM đã kiến nghị Bộ GTVT quy hoạch ga Thủ Thiêm thành trung tâm giao thông cho cả đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành nhằm đảm bảo sự đồng bộ với tuyến metro Bến Thành - Thủ Thiêm.

Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ là biểu tượng cho sự phát triển vượt bậc của giao thông đường sắt tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Với tốc độ cao và công nghệ tiên tiến, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sau khi hoàn thiện, được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng, kết nối hiệu quả các trung tâm kinh tế trọng điểm.

Nếu như được triển khai và hoàn thành đúng với tiến độ, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ trở thành biểu tượng cho sự phát triển vượt trội của giao thông đường sắt tại Việt Nam, đặc biệt tại TP. HCM.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Bộ GTVT đề xuất có tổng mức đầu tư sơ bộ là 67,34 tỷ USD. Dự án này có tuyến đường đôi dài 1.541km, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế đạt 350km/h và tải trọng 22,5 tấn/trục.

Mới đây, theo tính toán của Bộ GTVT, thời gian hoàn vốn cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 17,7 năm. Nguồn thu từ giá vé khó có thể bù đắp chi phí nhưng nguồn thu từ quỹ đất khi phát triển các khu đô thị, khu thương mại hứa hẹn đem lại hàng tỷ USD cho ngân sách.

Trong báo cáo tiền khả thi, nguồn thu từ khai thác quỹ đất tại các khu vực phát triển định hướng giao thông (TOD) và khai thác thương mại dự kiến đạt khoảng 22 tỷ USD, theo Tạp chí VnEconomy.
Trong đó, 5 tỷ USD từ quảng cáo và dịch vụ, còn lại 17 tỷ USD từ quỹ đất. Theo phương án đề xuất, địa phương sẽ giữ lại 8,5 tỷ USD trong tổng số này, còn 8,5 tỷ USD sẽ được góp vào đầu tư cho dự án.

>> Hé lộ vị trí dự kiến đặt nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua tỉnh Nghệ An

Tỉnh Cà Mau sẽ ‘lên đời’ sân bay khai thác 1 chặng và đón tuyến cao tốc hơn 27.000 tỷ

Nghệ An sắp có khu đô thị hơn 1.400 tỷ bên dòng sông huyền thoại là nguồn cấp nước cho kênh hào bảo vệ thành cổ xứ Nghệ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lo-dien-nha-ga-cuoi-cung-cua-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-dien-tich-17ha-vi-tri-dac-dia-tren-truc-duong-giao-thong-lien-vung-261629.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lộ diện nhà ga cuối cùng của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Diện tích 17ha, vị trí đắc địa trên trục đường giao thông liên vùng
    POWERED BY ONECMS & INTECH