Lộ diện ‘quân bài hiểm’ khiến hàng loạt quốc gia e sợ: Vài năm nữa sẽ ‘đánh gục’ nền kinh tế mạnh nhất châu Âu

31-05-2024 07:45|Bạch Linh

Dân số già của Đức đang kéo nền kinh tế đi xuống, thậm chí toàn bộ châu Âu sẽ sớm bị ảnh hưởng và tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa trong tương lai.

Nền kinh tế Đức gần đây đã tăng trưởng chậm lại do nhu cầu yếu và chi phí năng lượng cao. Nhưng thách thức dài hạn lớn nhất của nền kinh tế đầu tàu châu Âu có thể là do cuộc khủng hoảng nhân khẩu học bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, theo Fortune.

Dân số Đức ngày càng già đi, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người về hưu và ít người lao động hơn - một sự kết hợp có khả năng "đánh gục" tăng trưởng kinh tế và tài chính công.

Lộ diện ‘quân bài hiểm’ khiến hàng loạt quốc gia e sợ: Vài năm nữa sẽ ‘đánh gục’ nền kinh tế mạnh nhất châu Âu
Dân số Đức ngày càng già đi, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người về hưu và ít người lao động hơn

Tác động hiện nay vẫn còn nhẹ, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo trong một báo cáo hôm thứ 3 rằng già hóa dân số có thể gây ra những tổn hại đáng kể trong vài năm tới đối với quốc gia này.

Phát hiện mới là gì?

Không có gì. Các nhà hoạch định chính sách đã biết trong nhiều thập kỷ rằng nhân khẩu học của Đức sẽ làm tăng tỷ lệ phụ thuộc - thước đo tỷ lệ tổng số dân có độ tuổi phụ thuộc từ 0-14 tuổi và trên 65 tuổi - cho thấy cái nhìn sâu sắc về số người trong độ tuổi không làm việc, so với số người trong độ tuổi lao động. Chỉ là hiện tại nó mới cho thấy tác động một cách quá rõ rệt.

Tỷ lệ phụ thuộc là một thước đo kinh tế cực kỳ quan trọng. Càng có ít người lao động so với phần còn lại của dân số, gánh nặng thuế đối với mỗi người làm việc càng cao và sản lượng bình quân đầu người càng thấp.

IMF dự đoán tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động hàng năm của Đức sẽ giảm 0,7% trong trung hạn - nhiều hơn bất kỳ quốc gia G7 nào khác, cũng như thế hệ baby boomers bắt đầu nghỉ hưu và dòng người nhập cư giảm bớt.

IMF cho biết trong báo cáo của mình: “Dân số già sẽ… ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính công vì tăng trưởng doanh thu thuế chậm lại trong khi chi tiêu cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe tăng lên”.

Hệ thống lương hưu của Đức (từ năm 1889) dựa vào sự đóng góp của những người lao động hiện đang làm việc để hỗ trợ những người đã nghỉ hưu. Tuy nhiên, tỷ lệ người đang làm việc so với người về hưu đã giảm mạnh từ 6:1 xuống chỉ còn 2:1 kể từ những năm 1960.

Sự lão hóa trong lực lượng lao động cũng là một vấn đề cần quan tâm. Mặc dù tác động khác nhau tùy theo khu vực và ngành, nhưng dường như chúng có mối liên hệ tiêu cực giữa độ tuổi trung bình của người lao động và tăng trưởng năng suất trong nền kinh tế tri thức.

>> Siêu cường châu Âu sắp trượt khỏi 'ngôi vương' 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Điều này có ý nghĩa như thế nào?

Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn và không chỉ đối với Đức. Nhật Bản là ví dụ điển hình của thế giới về dân số già - quốc gia ghi nhận tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ nhập cư không đáng kể trong nhiều thập kỷ. Nhưng phần lớn châu Âu cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự.

Lấy Hy Lạp làm ví dụ. Nước này có tỷ lệ sinh thấp nhất châu lục và ghi nhận số ca sinh ít nhất trong 92 năm vào năm 2022. Italy và Phần Lan cũng có tỷ lệ sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế.

Lộ diện ‘quân bài hiểm’ khiến hàng loạt quốc gia e sợ: Vài năm nữa sẽ ‘đánh gục’ nền kinh tế mạnh nhất châu Âu
Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn và không chỉ đối với Đức. Phần lớn châu Âu cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự

Theo Fortune, Đức sẽ cảm nhận được sự suy giảm sâu sắc hơn trong những năm tới do nước này đang phải đối mặt với những khó khăn liên tục về tình trạng thiếu lao động. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải vật lộn với tác động của việc cắt nguồn năng lượng từ Nga trong khi vẫn phải đối mặt với lãi suất cao. Đó là những vấn đề hàng đầu khác có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh lâu dài của nước này.

Chắc chắn có một số yếu tố kinh tế đang hoạt động để đem lại lợi ích cho Đức. Lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp cũng đang được kiểm soát so với một số nước láng giềng. Nhưng lực cản từ dân số già sẽ ngày càng mạnh hơn theo thời gian.

Đức có thể “xoay chuyển tình thế” bằng giải pháp gì?

Cách rõ ràng nhất để thay đổi tình trạng này, hoặc ít nhất là trì hoãn nó một cách đáng kể, là thông qua hoạt động nhập cư quy mô lớn. Ví dụ, Vương quốc Anh đã áp dụng cách tiếp cận này với lượng nhập cư ròng kỷ lục trong những năm gần đây. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng có nhiều khó khăn.

Một giải pháp thay thế là khai thác các bộ phận dân số Đức có thể tham gia lực lượng lao động, chẳng hạn như khuyến khích nhiều phụ nữ đảm nhận công việc toàn thời gian hơn.

Những thay đổi trong hệ thống lương hưu hiện tại cũng có thể giúp Chính phủ giải quyết nghĩa vụ chi tiêu cao hơn cho dân số già. Một chiến lược khác là dựa vào công nghệ. Đức đã có kế hoạch tăng cường sử dụng robot và AI trong các công việc hiện gặp phải tình trạng thiếu nhân tài hoặc có thể được hỗ trợ bằng số hóa.

Trên thực tế, lực lượng lao động già đi là một thách thức quá lớn để có thể giải quyết bằng một biện pháp duy nhất, hoặc thậm chí là một số biện pháp. Thay vào đó, Chính phủ cũng như doanh nghiệp có thể sẽ cần phải thích ứng với điều này và chuẩn bị sách lược dài hạn.

>> ‘Thời huy hoàng’ của Đức, Nhật đã qua: Năm 2027, quốc gia châu Á này sẽ vươn lên top 3 thế giới

Thảm kịch kinh hoàng ở sân bay lớn thứ 3 châu Âu

Nhà sản xuất thiết bị đúc chip lớn nhất nước Mỹ nhận trát hầu tòa vì 'bí mật' bán hàng cho Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lo-dien-quan-bai-hiem-khien-hang-loat-quoc-gia-e-so-vai-nam-nua-se-danh-guc-nen-kinh-te-manh-nhat-chau-au-236838.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lộ diện ‘quân bài hiểm’ khiến hàng loạt quốc gia e sợ: Vài năm nữa sẽ ‘đánh gục’ nền kinh tế mạnh nhất châu Âu
    POWERED BY ONECMS & INTECH