'Mang chuông đi đánh xứ người', Viettel thu về hơn 71 triệu USD lợi nhuận
Viettel đã có mặt tại 10 nước với giá trị thương hiệu 8,9 tỷ USD - trở thành thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam và xếp thứ 234 thế giới.
Theo báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023, vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và các công ty con đạt 5.966,95 triệu USD, bằng 53,65% số vốn đăng ký.
Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN ) dẫn đầu với số vốn đầu tư lên đến 3.373,1 triệu USD (chiếm 56,53%), theo sau là Viettel  với 1.472,17 triệu USD (chiếm 24,67%).
Trong năm 2023, tổng số tiền thu hồi đạt 261,88 triệu USD, trong đó lợi nhuận chuyển về nước là 153,58 triệu USD. Chỉ tính riêng Viettel, tập đoàn này đã ghi nhận số tiền thu hồi 87,05 triệu USD, lợi nhuận chuyển về nước đạt 71,84 triệu USD, còn lại là các khoản thu hồi khác.
Chỉ tính riêng Viettel, tập đoàn này đã ghi nhận số tiền thu hồi 87,05 triệu USD |
>> Doanh nghiệp Nhà nước đang lãi/lỗ ra sao trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài? 
Không chỉ đóng góp lớn cho hoạt động đầu tư nước ngoài của đất nước, Viettel đã đạt được bước tiến mới trong năm khi giữ vị trí số 1 trong mảng dịch vụ viễn thông tại 6 thị trường nước ngoài (bao gồm: Natcom tại Haiti, Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Mytel tại Myanmar, Telemor tại Đông Timor, Lumitel tại Burundi).
Chưa dừng lại ở đó, lĩnh vực an toàn thông tin do Viettel cung cấp dịch vụ đã mở rộng kinh doanh ra 4 thị trường quốc tế gồm Nhật Bản, Myanmar, Đông Timor và Hồng Kông.
Nền tảng tài chính số Viettel Digital Finance platform xuất khẩu ra 7 thị trường nước ngoài, nhiều thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Mozambique (450%), Lào (244%), Haiti (232%), Đông Timor (139%), Burundi (91%).
Hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh đã có hợp đồng xuất khẩu sang Ấn Độ, quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới.
Tiền thân là Tổng công ty điện tử thiết bị thông tin, thành lập năm 1989, Viettel là đơn vị xây dựng tuyến viba số AWA đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, Viettel đã có mặt tại 10 nước với giá trị thương hiệu 8,9 tỷ USD - trở thành thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam và xếp thứ 234 thế giới.
Tổng CTCP Đầu tư quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI ), thành viên của Tập đoàn Viettel, thành lập năm 2007, hoạt động chính là đầu tư và hỗ trợ vận hành các mạng viễn thông ở nước ngoài và cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin có liên quan của Viettel.
Sau hơn chục năm bước chân ra thị trường nước ngoài, hiện Viettel Global đang phục vụ cho hơn 65 triệu khách hàng, trong đó có 6/9 thị trường được đứng số 1 về thị phần.
Doanh thu và LNST những năm gần đây của Viettel Global (đơn vị: tỷ đồng) |
Về tình hình kinh doanh, năm 2022 lần đầu tiên Viettel Global cán mốc tỷ USD về doanh thu (đạt 23.630 tỷ đồng). Năm 2023 doanh thu vươn tầm mới, đạt 28.212 tỷ đồng, tăng trưởng 19,3% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp liên tục duy trì ở mức cao (trên 1.500 tỷ đồng) từ năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Viettel Global đạt hơn 16.500 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận trước thuế đạt 4.739 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.855 tỷ đồng.
Viettel Global cho biết, năm 2023 là năm thứ 2 liên tiếp dòng tiền về của các thị trường đạt xấp xỉ 400 triệu USD tương đương 10.000 tỷ đồng, đưa Viettel vào danh sách Top đầu các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài mang nhiều tiền về Việt Nam.
Những bước tiến mới của Viettel IOC 
Viettel Global (VGI) ‘thay tướng’ tại Myanmar, kỳ vọng thu hồi nợ trong 5 năm tới