Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBVS), mặc dù rủi ro rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong những phiên tới, cơ hội tiếp nối đà hồi phục của VN-Index vẫn đang được duy trì với vùng cản kế tiếp tại quanh 1.340 điểm.
Tổng quan thị trường chứng khoán ngày 11/5
Diễn biến hồi phục phiên thứ 2 liên tiếp của VN-Index ngày 11/5/2022 vẫn đang để ngỏ khả năng chỉ số đã tạo đáy và sẽ trở lại...
Pha ngược dòng của cổ phiếu bất động sản, ngân hàng đã chèo chống thị trường thoát khỏi một ngày giao dịch buồn - tức là tránh được cảnh thanh khoản thấp mà điểm số cũng rớt.
Nhiều mã thậm chí bứt tốc tăng kịch trần như CEO, DIG, HDC, CII, ROS, QCG, LDG,...
Tuy vậy, ngành được cho là nhiệt kế của thị trường là chứng khoán vẫn không tỏ ra tích cực. Dù các mã vốn hóa nhỏ tăng giá, nhóm cổ phiếu đầu ngành như SSI, VCI, VND, HCM chỉ xuất hiện màu vàng hoặc đỏ vào kết phiên.
Cổ phiếu thủy sản và thực phẩm – đồ uống rớt giá. Trong đó, nhóm bộ ba vốn hóa lớn nhất là MSN – VNM – SAB sụt đáng kể. MSN là mã kéo lùi mạnh nhất đối với VN-Index.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,97 điểm (-0,62%) xuống 1.301,53 điểm; toàn sàn có 294 mã tăng, 143 mã giảm và 59 mã đứng giá. HNX-Index 3,02 điểm (-0,92%) xuống 333,04 điểm; toàn sàn có 144 mã tăng, 66 mã giảm và 45 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,27%) xuống 98,79 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 11.495 tỷ đồng - giảm 35% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE giảm 36% xuống còn 10.294 tỷ đồng.
Với giá trị giao dịch chỉ gần 11.500 tỷ đồng, 11/5 là phiên có thanh khoản thấp nhất tại HOSE kể từ năm 2020 (10.800 tỷ đồng trong ngày 31/12/2020).
Khối ngoại bán ròng trở lại 99 tỷ đồng ở sàn HOSE trong phiên này.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 12/5
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Có khả năng quay lại vùng 1.240 - 1.290
Trong cả phiên sáng 11/5, VN-Index lượn 1 đường xuống vùng 1.280 điểm, sau đó lại quay đầu lượn một đường thẳng tắp lên vùng 1.300 điểm, đóng cửa tăng gần 8 điểm so với phiên 10/05. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 14/19 ngành tăng điểm, trong đó ngành Viễn thông tăng mạnh nhất gần 10%.
Trong những phiên tới, chỉ số nhiều khả năng quay lại giao dịch trong vùng 1.240 - 1.290 điểm.
CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): VN-Index có thể kiểm định lại vùng kháng cự 1.315 - 1.328 điểm
Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và chỉ số VN-Index vẫn có thể sẽ kiểm định lại vùng kháng cự 1.315 - 1.328 điểm đồng thời thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn và rủi ro ngắn hạn giảm nhẹ, nhưng dòng tiền ngắn hạn vẫn còn yếu cho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại thị trường. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng nhẹcho thấy các nhà đầu tư ngắn hạn đã bớt bi quan hơn.
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Rung lắc
Mặc dù rủi ro rung lắc sẽ còn tiếp diễn trong những phiên tới, cơ hội tiếp nối đà hồi phục của VN-Index vẫn đang được duy trì với vùng cản kế tiếp tại quanh 1.340 điểm.
CTCK Asean (Aseansc): Kiểm định vùng kháng cự gần 1.305 - 1.310 điểm
Aseansc kỳ vọng đà phục hồi sẽ tiếp tục được duy trì trong phiên giao dịch 12/5. Dự báo trong phiên giao dịch ngày mai (12/5), chỉ số VN-Index sẽ có quán tính tăng điểm để kiểm định vùng kháng cự gần 1.305 - 1.310 điểm và xa hơn là vùng kháng cự 1.315 - 1.320 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
VN-Index giao dịch cầm chừng, một cổ phiếu VN30 tiếp tục phá đỉnh lịch sử 
Cổ phiếu ngân hàng gặp thách thức lớn trong năm 2025?