Chứng khoán Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.485 - 1.490 điểm. Ngược lại, trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.495 - 1.500 điểm.
Tổng quan phiên 24/2:
Hầu hết cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản, xây dựng, thép, hàng không đều giảm trong phiên hôm nay.
Các cổ phiếu Bluechips phần lớn cũng giảm điểm trong đó HAG giảm sàn xuống 10.500 đồng. VIC giảm gần 3% xuống 80.100 đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020. Trong khi VNM cũng giảm 1,8% xuống 78.600 đồng, thấp nhất từ tháng 5/2020.
Chiều ngược lại, nhóm Dầu khí có giao dịch bùng nổ trong bối cảnh giá dầu Thế giới tăng mạnh - vượt mốc 100 USD/thùng, các cổ phiếu như ASP, PSE, PCE, PGC, PVB, PVC,… đóng cửa tăng kịch trần.
Nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng có một vài mã giao dịch khá tốt, tăng ngược dòng thị trường như CTS, EIB, VDS, VND, VPB, DSC, TVB.
Đà giảm của các chỉ số được thu hẹp lại vào cuối phiên giao dịch do nhiều cổ phiếu trụ cột đã có những sự hồi phục nhất định. SAB chỉ giảm 0,1%, ACB giảm 0,4%, BCM giảm 0,4%, MBB giảm 1%,...
Nhóm cổ phiếu phân bón đi ngược xu hướng của thị trường chung trong đó LAS, DCM, DPM hay VAF đều được kéo lên mức giá trần.
Tại nhóm bất động sản DXG tăng trần lên 43.200 đồng/cp và là động lực chính giúp nhiều mã bất động sản khác hồi phục. FRT cũng là cổ phiếu "khỏe" nhất dòng bán lẻ khi tăng trần lên 124.700 đồng.
VN-Index chốt phiên giảm 17,45 điểm (-1,15%) xuống 1.494,85 điểm; toàn sàn có 75 mã tăng, 396 mã giảm và 28 mã đứng giá. HNX-Index giảm 7,66 điểm (-1,73%) xuống 434,88 điểm; toàn sàn có 64 mã tăng, 185 mã giảm và 40 mã đứng giá. UpCOM-Index giảm 1,19 điểm (-1,05%) xuống 112,32 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng vọt lên 41.113 tỷ đồng - tăng 57%; giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 59,4% lên 34.064 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại cũng không mấy tích cực khi họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 243 tỷ đồng.
Nhận định phiên 25/2:
CTCK Agribank (Agriseco): Chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn
Về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã tạo thành công cây nến rút chân khi chạm hỗ trợ quanh vùng 1.480 điểm (MA50) và thu hút một dòng tiền lớn tham gia mua vào tại đây. Lực cầu lớn đã đưa điểm số hồi phục về phần giữa thân nến giúp cân bằng áp lực từ phe bán. Các chỉ báo động lượng RSI, MACD vẫn ở vùng tích cực và chưa có dấu hiệu đảo chiều.
Agriseco duy trì nhận định, thị trường chỉ chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn và sẽ sớm tìm lại điểm cân bằng để tiến về vùng 1.520 điểm.
CTCK Đông Á (DAS): Lấy lại mốc 1.500 điểm
VN-Index có thể lấy lại mốc 1.500 điểm trong phiên 25/2 tới. Nếu thị trường chứng khoán thế giới vẫn tiêu cực, khả năng chỉ số vẫn sẽ giao dịch trong khu vực quanh 1.500 điểm để chờ xác lập hướng đi mới.
CTCK Asean (Aseansc): Có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.485 - 1.490 điểm
Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.485 - 1.490 điểm. Ngược lại, trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1.495 - 1.500 điểm.
CTCK Mirae Asset: Không còn khả quan trong ngắn hạn
Với diễn biến bán mạnh kèm theo khối lượng tăng đột biến đã làm cho điểm số đánh giá kỹ thuật của VN-Index cũng biến động mạnh với mức giảm từ +5 điểm xuống còn -2 điểm. Trạng thái đánh giá trong ngắn hạn cũng giảm từ khả quan xuống trung tính.
NĐT cá nhân tung 3.900 tỷ đồng gom cổ phiếu tuần cuối năm 2024, đâu là tâm điểm? 
VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines, cổ phiếu VIC biến động như thế nào?