Những "nữ tướng" nghìn tỷ ngành địa ốc đáng phải nể phục
Phụ nữ từ lâu đã vươn lên làm chủ kinh tế, khẳng định vai trò, tiếng nói trong thời đại mới. Trong lĩnh vực bất động sản cũng như vậy, những nữ tướng sau khiến nhiều quý ông phải "ngả mũ" trước sự lãnh đạo tài ba của mình.
Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG
Madame Nga  hay còn được mọi người gọi là bà Nguyễn Thị Nga – nữ chủ tịch quyền lực nổi tiếng của Tập đoàn BRG  đã trở thành cái tên quen thuộc trong giới kinh doanh. Nữ CEO Nguyễn Thị Nga từng lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á vào năm 2019 theo bình chọn của Forbes. Bà còn được biết đến là nguyên Chủ tịch Ngân hàng SeABank.
Bà Nguyễn Thị Nga sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội. Bà có bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài ra, bà đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.Trong suốt quá trình đó Madame Nga đã “nung nấu” và suy nghĩ về những dự định phát triển trong tương lai, không quá lời khi nói rằng Madame Nga đã lập ra một trong những “đế chế” hùng mạnh nhất Việt Nam
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Nga thành lập BRG. Khởi tạo với ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Sau gần 3 thập kỷ, Tập đoàn BRG trở thành một công ty đầu tư và hoạt động tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Tài chính - Ngân hàng và sân Golf, bất động sản, khách sạn – nghỉ dưỡng... Tập đoàn BRG với vốn điều lệ là 1.800 tỷ đồng (năm 2015) và hiện đang sở hữu rất nhiều bất động sản “vàng” tại khu vực miền Bắc.
Là người phụ nữ “dám nghĩ dám làm” và có tài chiến lược nên Madame Nga đã chi hàng triệu đô để thâu tóm hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng lớn chuyên dành cho tầng lớp thượng lưu như: khách sạn Hilton Hanoi Opera, Hilton Garden Inn Hanoi (Trần Hưng Đạo), Khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông).
Bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT Quốc Cường Gia Lai
Nguyễn Thị Như Loan  sinh 10/10/1960 tại tỉnh Bình Định. Bà là một nữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam, hiện đang giữ chức Tổng giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai .
Quốc Cường Gia Lai được thành lập vào năm 1994 (tiền thân là công ty chuyên cung cấp gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ chế biến và các sản phẩm gỗ xuất khẩu, bàn ghế ngoài trời, trang trí nội thất...).
Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai đã phát triển trở thành một trong những tập đoàn có uy tín trong các lĩnh vực bất động sản, cao su, thủy điện, gỗ và xây dựng. Doanh nghiệp này cũng đang sở hữu nhiều khu đất vàng trên khắp cả nước.
Năm 2011, bà Loan được bình chọn là một trong 100 người được vinh danh “nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” và nhận cúp “Bông hồng vàng”. Bên cạnh đó, bà còn đứng Top 15 người giàu nhất Việt Nam, Top 50 người phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 và 2011.
Hiện tại, bà Loan đang nắm giữ gần 102 triệu cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai (QCG), tương đương 37,05%. Ước tính, tài sản dựa trên giá trị cổ phiếu là 970 tỷ đồng.
Bà Đặng Thị Kim Oanh – Tổng giám đốc CTCP Địa ốc Kim Oanh
Đặng Thị Kim Oanh là người sáng lập Tập đoàn địa ốc Kim Oanh, sinh năm 1970 tại Thừa Thiên Huế trong một gia đình có 10 anh chị em. Bà Oanh là mẫu người phụ nữ có ý chí và nghị lực, minh chứng việc xây dựng Tập đoàn Kim Oanh  từ quán nước ven đường và trải qua nhiều chiến trường kinh doanh khác nhau.
Đầu năm 2004, trước khi chuyển về tỉnh Bình Dương lập nghiệp, bà Oanh mở một cửa hàng tạp hoà tại Thành phố Thủ Đức (TP.HCM). Khi về Bình Dương, bà quyết định mở quán nước tại Mỹ Phước 1, thị xã Bến Cát. Ngày đó, Bình Dương rất hoang vắng chỉ các chủ đầu tư đến xem và ghé vào quán nước cả bà để trao đổi thêm trong vấn đề đầu tư bất động sản. Nghe hoài về bất động sản, bà Oanh bắt đầu học hỏi và bước chân vào lĩnh vực bất động sản.
Cơn sốt đất ở Bình Dương diễn ra năm 2008. Nắm thời cơ, bà Oanh mở văn phòng tư vấn bất động sản để môi giới, tư vấn khách. "Có lẽ tôi may mắn và có duyên với đất đai. Thời gian đó, giới thiệu cho khách thành công, tôi được từ 1-2 triệu đồng. Đến khi tôi mua lô đất 300m2, hẹn chủ đất thanh toán trong 4 tháng, nhưng thị trường lên cơn sốt nên tôi lời được 50 triệu đồng, hai vợ chồng đếm tiền mà chân tay run rẩy như vừa tìm lại của bị mất" Bà Oanh chia sẻ.
Tháng 4/2009 bà Oanh thành lập CTCP Dịch vụ Thương mại và Xây dựng Địa ốc Kim Oanh với vốn điều lệ ban đầu 48 tỷ đồng gồm 30 nhân sự. Khi ấy, Địa ốc Kim Oanh tập trung vào đất nền và nhà ở giá rẻ. Công ty phát triển tốt, một năm sau (tức năm 2010), bà Oanh mở thêm chi nhánh tại Đồng Nai và TPHCM
Năm 2015, bà Oanh thành lập Kim Oanh Group, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của công ty. Tiếp nối những thành công lớn, ngoài dự án đất nền, Kim Oanh Group mở rộng ra nhiều dự án nhà ở, nhà phố và phân phối cho một số đơn vị khác.
Ngoài ra, Kim Oanh Group còn có 3 đơn vị thành viên là CTCP Địa ốc Kim Oanh (Kim Oanh Real), CTCP Đầu tư Kim Oanh (Kim Oanh Investment) và CTCP Xây dựng Kim Oanh (Kim Oanh Contruction).
Năm 2017, Địa ốc Kim Oanh đã tăng quỹ đất sạch từ 250ha lên đến 500ha, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng. Chiến lược đánh vào vùng ven của bà trùm bất động sản phía Nam. Không tập trung vào các thành phố lớn, tập đoàn định hướng đầu tư vào đất nền vùng ven.
Những dự án làm nên tên tuổi của Kim Oanh Group như RichHome, Bến Cát Center Point, Civilized City, The Mall City 1, The Mall City 2, City Mall…
Những dự án nổi bật có quy mô khủng trên 50ha, tạo tên tuổi Kim Oanh Group như Mega City tại Bến Cát, Mega City 2 tại Nhơn Trạch, Century City tại Long Thành…
Về sau địa ốc Kim Oanh tập trung nhiều vào đầu tư tại đất nền có vị trí trắc địa. Rất nhiều dự án làm nên thành công của Kim Oanh ra đời tại đây như: RichHome, Bến Cát Center Point, The Mall City 1, The Mall City 2, Civilized City, City Mall…
Ngoài ra, để phát triển các dự án có quy mô lớn, Kim Oanh Group hợp tác với nhiều đơn vị danh tiếng như Giang Điền, Tín Nghĩa, Becamex,…điều này giúp những sản phẩm mà công ty tạo ra luôn chỉnh chu và thu hút khách hàng.
Chia sẻ về bí quyết thành công, bà Oanh từng nói: "bí quyết thành công của chị gói gọn trong 3 yếu tố: Trung thực, khứu giác kinh doanh, nhất là mãng bất động sản, nhanh nhạy và không biệt sợ hãi".
Tháng 7 vừa qua, Tập đoàn Kim Oanh đã công bố ký kết hợp tác với Tập đoàn Surbana Jurong (Singapore) và kế hoạch xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn sắp tới.
Cụ thể, Tập đoàn Kim Oanh đặt mục tiêu sẽ phát triển 26 dự án. Riêng năm 2023 sẽ giới thiệu ra thị trường 4.800 sản phẩm nhà ở xã hội thấp tầng và cao tầng tại Bình Dương và Đồng Nai.
Về mục tiêu này, bà Oanh cho biết, "đây là chiến lược mới của Tập đoàn Kim Oanh, với mong muốn góp phần cùng chính quyền các địa phương tạo thêm điều kiện thuận lợi để sở hữu nhà ở cho đông đảo người lao động. Đất nước Singapore đã đi trước chúng ta trong việc phát triển nhà ở xã hội. Một chung cư chỗ nào cũng thấy mảng xanh, căn hộ nào cũng có ánh sáng, gió tự nhiên và một căn hộ có thể có 3 thế hệ cùng sinh sống. Chúng tôi mong rằng sẽ đem mô hình nhà ở xã hội của Singapore về áp dụng ở Việt Nam".
2 nữ tướng tập đoàn Nam Cường
Kể từ khi cố Chủ tịch Trần Văn Cường qua đời, bà Lê Thị Thúy Ngà đã đèo lái con tàu Nam Cường trên cương vị Chủ tịch HĐQT, sau đó Nam Cường Hà Nội có thêm nữ Phó Chủ tịch xinh đẹp ở tuổi 20.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) là mốc đánh dấu quan trọng cho thời kỳ đổi mới. Nắm bắt cơ hội này, năm 1989, ông Cường thành lập và giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổ hợp dịch vụ Vận tải – Vật tư nông nghiệp và Xây dựng Xuân Thuỷ. Đây cũng là tiền thân của Nam Cường Group sau này.
Đến năm 1994, HTX chuyển đổi thành Công ty TNHH Nam Cường và bổ sung ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu phân đạm và các thiết bị vật tư nông nghiệp.
Sau khi tăng vốn điều lệ lên thành 595 tỷ đồng vào năm 1998, Nam Cường dưới sự dẫn dắt của ông Trần Văn Cường đã tập trung phát triển các lĩnh vực quy hoạch đô thị, đầu tư phát triển bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng, tham gia đầu tư hàng loạt KĐT tại Hà Nội, TP Hải Dương và TP Nam Định.
Đầu năm 2008, Tập đoàn Nam Cường  ra đời. Cũng trong năm 2008, Nam Cường đạt mức 16.006 tỷ đồng vốn điều lệ - con số rất lớn ở thời điểm đó, và thậm chí vẫn đứng hàng top các doanh nghiệp quy mô lớn Việt Nam hiện tại.
Năm 2008, Nam Cường khởi công dự án đường Lê Văn Lương kéo dài với tổng chiều dài 7,7 km, nối liền cửa ngõ phía Tây với trung tâm Hà Nội.
Năm 2010 đánh dấu một nốt trầm trong quá trình phát triển của Nam Cường, khi Chủ tịch Trần Văn Cường qua đời. Vợ của ông Cường là bà Lê Thị Thúy Ngà, đã thay mặt chồng tổ chức khánh thành dự án đường Lê Văn Lương kéo dài.
Cùng với đó, con gái của ông Cường và bà Ngà là Trần Thị Quỳnh Ngọc cũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh doanh của gia đình từ năm 2010.
Tháng 1/2013, bà Ngọc với vai trò trưởng ban biên tập, đã cho ra mắt tập san nội bộ số đầu tiên, ghi lại những câu chuyện về ông Cường, về các cán bộ, nhân viên và những điểm nhấn trong hoạt động của Nam Cường.
Năm 2014, bà Ngọc trở thành Phó Chủ tịch HĐQT của Nam Cường. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần nhất vào tháng 12/2016, Nam Cường có vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng. Trong đó, bà Ngà sở hữu đến 94% (2.115 tỷ đồng) và bà Ngọc nắm 3% (67,5 tỷ đồng).
Tháng 4/2014, doanh nghiệp của bà Ngà lọt top 20 gia đình kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam, theo Forbes Việt Nam. Cũng trong năm này, bà Ngà được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp xây dựng".
Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, hệ thống bất động sản Nam Cường của bà Ngà đã được thành hình với sự ra đời và phát triển đa dạng về các loại hình nhà ở, khu du lịch nghỉ dưỡng tại nhiều tỉnh, thành khác nhau như Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Phú Quốc hay Hải Phòng.
Tại Hà Nội, bên cạnh KĐT Dương Nội, Hà Đông 197ha, Nam Cường còn sở hữu các dự án lớn gồm KĐTM Cổ Nhuế (17,6ha, quận Bắc Từ Liêm) với hàng nghìn căn hộ chung cư. Tập đoàn này ghi dấu ấn trên thị trường năm 2010 bởi những căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng, đem lại cơ hội có nhà ở cho các gia đình trẻ chưa có nhiều tiền tích lũy.
Tại Nam Định, Nam Cường đầu tư ba dự án, gồm KĐT Hòa Vượng (55,4 ha); KĐT Thống Nhất (63,9 ha) và KĐT Mỹ Trung (191,5ha). Tất cả các dự án đều đã hoàn thành và bàn giao.
Tại Hải Dương, doanh nghiệp cũng đã triển khai hai dự án lớn, bao gồm Khu văn hóa thể thao - đô thị mới phía Đông TP Hải Dương (138ha) và Khu thương mại - du lịch - đô thị phía Tây TP Hải Dương (595ha).
Trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, Nam Cường có các dự án như Khu tổ hợp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Nam Cường Phú Quốc tại tỉnh Kiên Giang (32,32 ha), cùng hàng loạt khách sạn, như Khách sạn Nam Cường Hải Phòng, Khách sạn Nam Cường Nam Định, Khách sạn và Resort Nam Cường Đồ Sơn (TP Hải Phòng), Khách sạn Nam Cường Dương Nội, Khách sạn Nam Cường Hải Dương hay Khách sạn Nam Cường Phú Quốc.
Bên cạnh lĩnh vực mũi nhọn là địa ốc, Nam Cường cũng tham gia đầu tư BOT giao thông khi góp 55% vốn tại Công ty TNHH BOT Đường 188 - chủ đầu tư dự án BOT đường 188 đoạn An Thái – Mạo Khê (Hải Dương – Quảng Ninh), tổng chiều dài 14,74 km.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu - Tổng giám đốc Phúc Khang Corporation
Bà Thanh Mẫu sinh ngày 15/7/1978, từng tốt nghiệp hai trường đại học thuộc khối xã hội là Đại học Luật TP. HCM và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tuy nhiên bà lại có niềm đam mê sâu sắc với nghề bất động sản.
Ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường, bà Thanh Mẫu đã buổi học, buổi làm, không ngại gian khó để tích góp thêm kinh nghiệm cho con đường kinh doanh địa ốc phía trước. Ở tuổi 30, với lượng kiến thức tích lũy được, cùng với sự động viên, hỗ trợ của gia đình, bà Thanh Mẫu và chồng là ông Trần Tam (1974) đã lập nên Công ty Dịch vụ Bất động sản Phúc Khang, nền móng của đế chế Phúc Khang Corporation ngày nay, với hướng đi ban đầu là tập trung vào đất nền vùng ven tại khu vực phía Nam.
Thời điểm ra đời của Công ty Phúc Khang khá đặc biệt, vào cuối tháng 4/2009, giai đoạn đầy khó khăn của nền kinh tế, của thị trường bất động sản khi trở nên "đóng băng" hơn bao giờ hết trước tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Nhiều doanh nghiệp thời điểm đó phải chật vật xoay xở, thậm chí buộc phải rời bỏ thị trường từng rất sôi động này. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà Thanh Mẫu cũng thừa nhận đây là bước đi mạo hiểm của giới chủ Phúc Khang Corporation.
Tới nay, trải qua hơn thập kỷ dấn thân, lăn lộn thương trường thì Phúc Khang Corporation đã vươn lên trở thành một trong những "ông lớn" của thị trường bất động sản phía Nam, chủ đầu tư của nhiều dự án tầm cỡ. Không chỉ thành công với dòng sản phẩm khu đô thị vùng ven, bà Thanh Mẫu còn để lại nhiều dấu ấn với dòng sản phẩm bất động sản xanh, công trình xanh của mình.
Bà Thanh Mẫu từng nói, "công trình xanh là dòng sản phẩm địa ốc ra đời với mục tiêu nâng cao chỉ số hạnh phúc, sức khỏe và nâng cấp tiêu chuẩn sống của người dân Việt Nam".
Những công trình xanh của Phúc Khang Corporation kỳ vọng mang tới môi trường sinh thái, gần gũi với thiên nhiên cho các khách hàng.
Trong đó, phải kể tới một số dự án như Diamond Lotus Riverside, Diamond Lotus Lakeview (TP. HCM), Làng Sen Việt Nam (Long An). Thành công của bà Thanh Mẫu tại Phúc Khang Corporation đã nhận được sự công nhận của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp thông qua nhiều giải thưởng dành tặng cho cá nhân bà, ví dụ như giải thưởng Sao Đỏ do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng vào năm 2019.
Những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn với thị trường bất động sản Việt Nam