Xã hội

Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1

Minh Phát 22/04/2025 06:26

Đây là nơi hội tụ ba con sông lớn của miền Bắc, gắn liền với lịch sử dựng nước và là kinh đô của nhà nước Văn Lang.

Ngày 14/4, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 759, thông qua Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Theo đó, cả nước sẽ có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 4 thành phố và 48 tỉnh. Một điểm đáng chú ý trong quyết định là việc sáp nhập các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh mới, mang tên tỉnh Phú Thọ, với thành phố Việt Trì trở thành trung tâm hành chính - chính trị.

Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1 - ảnh 1
Một góc thành phố Việt Trì khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Tùng Vy.

Thành phố Việt Trì hiện đang là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vị trí chiến lược giáp ranh với các huyện thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và thành phố Hà Nội, có vai trò quan trọng trong kết nối vùng. Cụ thể, thành phố này tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường và Lập Thạch (Vĩnh Phúc) ở phía Đông, huyện Lâm Thao (Phú Thọ) ở phía Tây, huyện Ba Vì (Hà Nội) ở phía Nam và huyện Phù Ninh và Sông Lô (Vĩnh Phúc) ở phía Bắc.

Thành phố Việt Trì là đô thị loại 1 và là nơi hội tụ ba con sông lớn của miền Bắc: sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Nơi đây gắn liền với lịch sử dựng nước, là kinh đô của nhà nước Văn Lang do các Vua Hùng sáng lập.

Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1 - ảnh 2
Thành phố này được công nhận là đô thị loại I. Ảnh: Tùng Vy

Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành phố Việt Trì được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm một trong hai địa phương đầu tiên của miền Bắc xây dựng khu công nghiệp tập trung với các ngành công nghiệp trọng điểm như dệt, giấy và hóa chất. Đến năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, thành phố được công nhận là đô thị loại 1. Tháng 4/2024, thành phố Việt Trì được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch đến năm 2040, sẽ trở thành trung tâm phát triển quan trọng của khu vực phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội.

Ngày nay, thành phố Việt Trì được định hướng là thành phố du lịch văn hóa, lịch sử quốc gia, với hình ảnh xanh - văn minh - hiện đại, sở hữu cảnh quan đẹp, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và trở thành một nơi đáng sống. Năm 2024, tổng thu ngân sách nhà nước của thành phố đạt 1.109,6 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp thành phố Việt Trì đạt mức thu trên 1.000 tỷ đồng.

Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1 - ảnh 3
Việt Trì được định hướng là thành phố du lịch văn hóa, lịch sử quốc gia, với hình ảnh xanh - văn minh - hiện đại, sở hữu cảnh quan đẹp. Ảnh: Báo Phú Thọ

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, thành phố Việt Trì cũng chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ, hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thành phố cũng đón hàng triệu lượt du khách mỗi năm, với tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch đạt 14% mỗi năm.

Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1 - ảnh 4
Hạ tầng giao thông của thành phố được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Ảnh: Tùng Vy

Hạ tầng giao thông của thành phố được đầu tư mạnh mẽ, với nhiều tuyến đường được nâng cấp và xây mới để đảm bảo giao thông thông suốt. Thành phố còn có hệ thống cảng sông quan trọng như Bạch Hạc, Việt Trì và Dữu Lâu, tạo thuận lợi cho vận tải đường thủy. Là đầu mối giao thông quan trọng, thành phố Việt Trì kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc qua Quốc lộ 2, tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai và cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Các cầu như cầu Việt Trì, Hạc Trì, Văn Lang và Vĩnh Phú cũng kết nối thành phố với các khu vực xung quanh.

Các tuyến đường trọng yếu trong thành phố như Đại lộ Hùng Vương , đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ đóng vai trò huyết mạch trong giao thông nội thành, hỗ trợ phát triển kinh tế và du lịch của thành phố.

Nguồn: Tổng hợp

>> Vùng đất có thể trở thành thủ phủ của Hưng Yên và Thái Bình sau sáp nhập: Từng là đô thị cổ có thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất đất Bắc, nay ‘lột xác’ thành thành phố trẻ văn minh

Vùng đất sẽ trở thành thủ phủ mới của Hải Phòng và Hải Dương sau sáp nhập: ‘Thành phố trong thành phố’ đầu tiên của miền Bắc, được bao quanh bởi 5 dòng sông

Nơi có thể trở thành thủ phủ của 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam sau khi ‘về chung nhà’: Thành phố đầu tiên của ĐNÁ có di sản kép được UNESCO công nhận, là đô thị loại I duy nhất ở Nam ĐBSH

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/noi-dat-thu-phu-sau-khi-hoa-binh-vinh-phuc-ve-chung-nha-voi-phu-tho-tung-la-kinh-do-nha-nuoc-dau-tien-cua-lich-su-viet-nam-nay-la-do-thi-loai-1-140943.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Nơi đặt thủ phủ sau khi Hòa Bình, Vĩnh Phúc ‘về chung nhà’ với Phú Thọ: Từng là kinh đô nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nay là đô thị loại 1
    POWERED BY ONECMS & INTECH