Quốc gia châu Á xây nhà ga đường sắt chỉ trong 6 giờ đồng hồ bởi công nghệ hiện đại nhất thế giới
Công nghệ hiện đại đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành xây dựng hạ tầng giao thông của đất nước này.
Công ty Serendix của Nhật Bản mới đây đã phối hợp cùng West Japan Railway Company (JR West) và studio kiến trúc Neuob đã hoàn thiện nhà ga Hatsushima – được xem là nhà ga đường sắt in 3D đầu tiên trên thế giới. Công trình này thay thế cho nhà ga gỗ cũ được xây dựng từ năm 1948.
Nhà ga mới có diện tích khoảng 10m2, cao 2,6m và rộng 6,3m. Cấu trúc gồm 4 bộ phận chính: mái vòm, tường sau và hai góc tạo thành tường bên, được in 3D bằng vữa đặc biệt tại nhà máy trong vòng bảy ngày. Sau đó, các bộ phận này được vận chuyển đến hiện trường và lắp ráp trong khoảng 2 giờ, hoàn thành toàn bộ công trình trong vòng 6 giờ giữa các chuyến tàu cuối cùng và đầu tiên trong ngày.

Thiết kế của nhà ga mang đậm bản sắc địa phương với các họa tiết in nổi hình quả quýt và cá mú – những đặc sản nổi tiếng của vùng Arida. Kiến trúc sư Hiroshi Ota, người sáng lập Neuob, cho biết: "Chúng tôi đã chọn hình dạng cong, mềm mại để tận dụng lợi ích của công nghệ in 3D, đồng thời thể hiện các đặc sản địa phương dưới dạng phù điêu – điều gần như không thể thực hiện được bằng phương pháp xây dựng truyền thống".
Ông JR West hy vọng rằng mô hình xây dựng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí này sẽ được áp dụng rộng rãi hơn trong tương lai, đặc biệt là tại các khu vực nông thôn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động và ngân sách hạn chế.

Việc áp dụng công nghệ in 3D trong xây dựng nhà ga không chỉ giúp rút ngắn thời gian thi công mà còn giảm thiểu lãng phí vật liệu và chi phí lao động, đồng thời mở ra hướng đi mới cho việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông tại Nhật Bản.
Nhà ga Hatsushima dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2025, sau khi hoàn tất các công đoạn hoàn thiện bên ngoài và lắp đặt cổng soát vé.
>> Khánh thành công trình đập chống lũ đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ chuẩn Nhật Bản
Tỉnh rộng nhất cả nước: Tên gọi có từ thời nhà Lý, có vị trí chiến lược với hạ tầng giao thông đồ sộ
Sân bay hơn 16 tỷ USD lớn nhất Việt Nam được phân bổ mạng lưới hạ tầng giao thông hiện đại