Sau sáp nhập, tỉnh mới sở hữu ngôi chùa lớn nhất thế giới làm tuyến đường 7.000 tỷ kết nối 3 vùng kinh tế trọng điểm
Tuyến đường chiến lược này không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn đóng vai trò đầu mối liên kết giữa đồng bằng, miền núi và vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.
Tỉnh Ninh Bình vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và đang xúc tiến thủ tục chuẩn bị khởi công Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng giữa Nam đồng bằng sông Hồng với vùng núi Tây Bắc và duyên hải Bắc Trung Bộ.
Công trình có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, dùng vốn ngân sách, dự kiến hoàn thành vào năm 2028. Điểm đầu giao với tuyến đường bộ ven biển tại xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn và điểm cuối tại nút giao Đồng Giao, thành phố Tam Điệp.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 32,3km, bắt đầu từ xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn (giao với tuyến đường bộ ven biển), đi qua các huyện Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình), và kết thúc tại nút giao Đồng Giao – điểm nối với đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình.
Tuyến đường được chia làm hai đoạn. Đoạn đường thông thường dài hơn 26km sẽ có bề rộng 37m với 4 làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp, dải đất dự trữ ở giữa rộng 15 m. Đoạn qua khu dân cư hiện hữu và phần còn lại có nền đường rộng 60–70m, quy mô 4–8 làn xe cơ giới, hai làn hỗn hợp, dải đất ở giữa rộng 15m và đường gom hai bên.

Sau khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ kết nối với đường Đông Tây (giai đoạn hai), đường cao tốc Bắc Nam, Quốc lộ 1A, giúp vùng duyên hải Nam đồng bằng sông Hồng giao thương thuận tiện với các tỉnh Tây Bắc và khu vực duyên hải Bắc Trung Bộ.
Đây là dự án giao thông có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Ninh Bình, được kỳ vọng mở rộng không gian, tạo dư địa và động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình thành một tỉnh mới mang tên Ninh Bình. Sau khi hình thành tỉnh mới sẽ có 2 ngôi chùa lớn nhất cả nước là chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc. Trong đó, chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới với diện tích 144ha trong tổng diện tích 5.100ha của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc.