Tình trạng dư thừa hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp và Chủ quyền Số hóa của Pháp cho biết toàn bộ nền kinh tế thế giới đang gặp phải rủi ro do tình trạng dư thừa hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc.
“Chúng ta đang gặp vấn đề về mô hình kinh tế, trong đó Trung Quốc  đang sản xuất ngày càng nhiều thiết bị công nghiệp rẻ hơn, nó có thể là mối đe dọa lớn không chỉ đối với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông nhận định.
Ông Bruno Le Maire, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp và Chủ quyền Số hóa của Pháp |
Các quốc gia công nghiệp hóa hàng đầu đang hợp tác để đương đầu với một thách thức khó khăn và đoàn kết hơn trước tình trạng dư thừa công suất ở Trung Quốc, điều mà họ cho rằng đang đe dọa các nhà sản xuất trong nước.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7)  đã khai mạc tại Stresa, miền Bắc Italy đã nêu tên quốc gia này khi họ đồng ý rằng sẽ “ứng với các hành vi có hại” và “xem xét thực hiện các biện pháp để đảm bảo một sân chơi bình đẳng”. Những lời nói này có phần gay gắt hơn so với những tuyên bố trung lập về thương mại mà trước đây họ thường sử dụng trong các thông báo chung.
Tuyên bố của họ được đưa ra sau thông báo của Washington hôm thứ Sáu (24/5) rằng Tổng thống Joe Biden sẽ tái áp thuế đối với hàng trăm hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đây, Mỹ áp dụng miễn trừ thuế với khoảng 400 sản phẩm từ Trung Quốc cho tới cuối tháng 5/2024.
Trong khi đó, EU sắp kết thúc cuộc điều tra trợ cấp xe điện, có khả năng dẫn đến các biện pháp phòng thủ đối với lĩnh vực xuất khẩu ô tô của Trung Quốc.
Các mức thuế tiềm năng của EU dự kiến sẽ thấp hơn đáng kể so với Mỹ và dựa trên cách tiếp cận khác trong các quy tắc và thủ tục của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Le Maire cho biết tại cuộc họp nhóm G7 rằng các nước thành viên cần tăng cường trao đổi thông tin và thiết lập đánh giá chung về thực tiễn ngành công nghiệp của Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng EU có tất cả các công cụ cần thiết để thiết lập lại một sân chơi bình đẳng.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đánh giá năng lực sản xuất của Trung Quốc trong các ngành như xe điện, pin và tấm pin mặt trời "vượt quá xa nhu cầu trên toàn cầu". Washington cho rằng điều này dẫn đến xuất khẩu giá rẻ và kìm hãm tăng trưởng ở những nơi khác, theo đó đe dọa các công ty trên toàn thế giới, trong đó có cả các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 22/5 tuyên bố câu chuyện “dư thừa năng lực sản xuất” mà Washington hướng vào lĩnh năng lượng mới của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với thực tế và quy luật kinh tế.
>> Thừa 18 triệu xe ô tô, Trung Quốc 'méo mặt' tìm đường xuất khẩu ra thế giới 
Xe điện Trung Quốc 250 triệu đồng ồ ạt công phá thị trường béo bở ở châu Âu 
Elon Musk phản đối Mỹ đánh thuế cao xe điện Trung Quốc, gây méo mó thị trường